ClockThứ Năm, 15/08/2019 14:15

Đồng hành cùng ngư dân

TTH - “Trước mùa mưa bão, đơn vị đã chủ động các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai, bão lũ trên đất liền và trên biển, đồng thời kết hợp tuyên truyền, vận động các hộ dân cảnh giác, không được chủ quan trước tình hình thời tiết năm nay”, Thượng tá Lê Xuân Thanh, Chính trị viên Đồn Biên phòng (ĐBP) Lăng Cô (Phú Lộc) cho biết.

Không để bị động, bất ngờ trước bão lũMột tàu giã cào bị bắt, áp giải vào cảng Chân Mây chờ xử lýThả cá thể Vích nặng 13kg về môi trường tự nhiên

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lăng Cô phối hợp cùng người dân cứu hộ tàu thuyền gặp nạn trên biển

Kịp thời ứng cứu

Trưa 15/1/2019, tại vùng biển thuộc tổ dân phố An Cư Đông 1, thị trấn Lăng Cô xảy ra 1 vụ tai nạn chìm thuyền của ngư dân đang hành nghề thả lừ trên vùng biển trước cửa lạch Lăng Cô.

Nhận được tin báo, ĐBP Lăng Cô nhanh chóng huy động 30 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường ứng cứu. Xác định con người đã an toàn, ĐBP Lăng Cô đề nghị người dân xung quanh phối hợp, huy động dây để kéo phương tiện, tránh sóng lớn kéo thuyền và ngư cụ ra biển.

Sau nhiều giờ vật lộn với sóng biển, cán bộ và chiến sĩ của đồn cùng người dân đưa được phương tiện vào bờ, lai dắt về vị trí neo đậu an toàn.

Cũng trong tháng 1/2019, ĐBP Lăng Cô đã kịp thời cứu hộ 1 phương tiện bị chết máy trôi dạt trên biển cùng 3 người dân. Vụ việc này mang dấu ấn của công tác phối hợp chặt chẽ giữa đồn và người dân địa phương.

Ngư dân Lê Văn Thọ trú tại tổ dân phố An Cư Đông 2 (thị trấn Lăng Cô) không ngại khó khăn, nhanh chóng dùng ghe của mình chở cán bộ, chiến sĩ của đồn ra vị trí tàu bị nạn để tiến hành cứu hộ, cứu nạn và kịp thời đưa tàu về vị trí an toàn.

Anh Lê Văn Thọ chia sẻ, ngư dân địa phương luôn coi lực lượng biên phòng là những người bạn đồng hành trên biển. Bất cứ người dân nào cũng sẵn sàng tạo điều kiện, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ của đồn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Thượng tá Lê Xuân Thanh đánh giá, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ ĐBP Lăng Cô và người dân địa phương đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ; nhất là trong công tác thông tin cứu hộ, cứu nạn trên biển. Nhiều nguồn tin có giá trị do người dân cung cấp đã phục vụ rất tốt cho các công tác chuyên môn, nghiệp vụ của đồn.

Chủ động phòng chống

Thượng tá Lê Xuân Thanh thông tin, ĐBP Lăng Cô hiện quản lý địa bàn thị trấn Lăng Cô với tổng cộng 31km đường biển. Không ít người dân địa phương tham gia đánh bắt hải sản gần bờ nên công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn luôn được đơn vị quan tâm. Trước khi bước vào mùa mưa bão, đơn vị đã triển khai kế hoạch chủ động về lực lượng, phương tiện, hậu cần…

Đồn cũng phân công cán bộ phụ trách địa bàn theo sát các hộ dân để kịp thời thông tin về tình hình thời tiết và tuyên truyền người dân chủ động phòng tránh thiên tai. Toàn thị trấn thành lập được 11 tổ liên kết tàu thuyền gồm 247 phương tiện. Đây là kênh thông tin hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời với mạng lưới liên lạc chặt chẽ.

Thiếu tá Nguyễn Văn Tình, nhân viên vận động quần chúng phụ trách tổ dân phố Đồng Dương và Loan Lý chia sẻ, hiện anh và các đồng đội đã tỏa ra khắp các địa bàn phụ trách để tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng tránh thiên tai, bão lũ. Nhất là các ngư dân đánh bắt trên biển cần chủ động theo dõi tình hình thời tiết, giữ liên lạc thường xuyên để kịp thời thông tin đến lực lượng biên phòng khi xảy ra tình huống xấu.

Bài, ảnh: Minh Trang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Return to top