ClockThứ Năm, 14/10/2021 07:15

Đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp

TTH - “Trở thành một thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã có nhiều hoạt động đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên hoàn thiện ý tưởng, phát triển kinh doanh dựa vào khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới”, bà Trần Thị Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đánh giá.

Vượt lên chính mìnhPhụ nữ tự tin khởi nghiệpLan tỏa phong trào phụ nữ làm giàu ở Phú LộcBa thí sinh Thừa Thiên Huế tham dự vòng thi cấp vùng “Phụ nữ khởi nghiệp” toàn quốcĐòn bẩy giúp phụ nữ khởi nghiệpKết nối giới thiệu việc làm cho hội viên phụ nữ

Chị Nguyễn Thị Huệ khởi nghiệp thành công với các sản phẩm từ đệm bàng Phò Trạch. Ảnh:  NVCC

Nhập cuộc

Những ngày này, Công ty CP Phát triển du lịch Sen Huế bắt đầu đón du khách trở lại tham quan, trải nghiệm.

Chị Dương Thị Thúy Hằng, Giám đốc Công ty CP Phát triển du lịch Sen Huế cho biết, để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất, tạo ấn tượng cho du khách, chị liên tục tải tạo, nâng cấp, làm mới dịch vụ trong thời gian vắng khách. Đó là tận dụng các chai nhựa, vỏ lốp xe thiết kế thành bồn hoa, trò chơi, làm bể bơi câu cá tự chế, mở rộng thêm mô hình trải nghiệm làm nấm rơm và thường xuyên tương tác với các đơn vị để giữ chân khách hàng. Chị còn chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh lưu trú sang mô hình cà phê trải nghiệm, thu hút nguồn khách là các gia đình có trẻ nhỏ tại địa phương để có nguồn thu cho công ty. “Hiện chúng tôi đã ký được các hợp đồng trải nghiệm với các trường trên địa bàn thành phố cũng như hợp tác với các trung tâm khác như Delta, IZZI, DMZ... để tổ chức tour tham quan trải nghiệm”, chị Hằng thông tin.

Vừa tham gia vòng thi cấp vùng cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức, tuy không vào vòng chung kết song chị Nguyễn Thị Thu Hiền (Hội LHPN Phong Điền) đã lĩnh hội cho mình thêm nhiều kiến thức. Chị Hiền cho biết, thông qua các lớp huấn luyện phụ nữ khởi nghiệp của Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức, chị có thêm nhiều kinh nghiệm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Quan trọng hơn, thông qua cuộc thi, giúp chị biết được năng lực của bản thân để tiếp tục hoàn thiện, khẳng định mình trong môi trường kinh doanh. Trước đó, chị Hiền là thí sinh dành giải Nhất cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp lần thứ 2, do Hội LHPN tỉnh tổ chức và giải Ba cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020. Chị Hiền chia sẻ: “Hiện tôi vừa khai trương thêm cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm chất lượng cao để vừa mở rộng dự án “Cây Hibicus Sabdariffa (Atiso đỏ) áp dụng công nghệ hiện đại gắn liền phát triển sản phẩm OCOP” của bản thân, vừa giúp nhiều sản phẩm tiêu biểu của địa phương trong tỉnh cùng vươn xa”.

Đồng hành

Theo chị Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh, ngay từ khi phong trào khởi nghiệp manh nha ở Huế, Hội LHPN tỉnh đã tích cực nhập cuộc. Đầu tiên là tuyên truyền, giới thiệu cho hội viên hiểu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tiếp đó, hướng dẫn, hỗ trợ, khích lệ hội viên mạnh dạn sáng tạo ý tưởng khởi nghiệp và biến ý tưởng thành sản phẩm, mô hình cụ thể.

Khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 – 2025, Hội LHPN tỉnh xem đó là hành lang pháp lý quan trọng tập trung tổ chức các hoạt động khởi nghiệp trong các tầng lớp phụ nữ toàn tỉnh. Qua đó giúp hội phụ nữ tham gia sâu rộng vào chương trình khởi nghiệp của tỉnh, quốc gia để nâng cao năng lực, tiếp cận các chính sách liên quan, đem lại quyền, lợi ích chính đáng cho phụ nữ.

Tỉnh hội đã tổ chức 12 diễn đàn, 1.394 cuộc tập huấn, truyền thông, nói chuyện về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Đặc biệt là tổ chức được hai cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp”, thu hút 106 đề án/ý tưởng tham gia. Nhiều thí sinh bước ra từ cuộc thi khởi nghiệp do Hội LHPN tỉnh tổ chức đạt nhiều giải cao khi tham gia các cuộc thi khởi nghiệp cấp cao hơn.

Hiện, với số vốn khởi nghiệp 4 tỷ đồng, cộng với chương trình ủy thác từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với tổng dư nợ trên 1.673,5 tỷ đồng, Hội LHPN tỉnh đang tạo nhiều điều kiện hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho các ý tưởng khả thi. Hội cũng triển khai hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, hướng đến từng nhóm đối tượng cụ thể, thiết thực, hiệu quả, bền vững.

Bà Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc Công Ty TNHH MTV Hữu Cơ Huế Việt cho biết: “Tôi đánh giá cao vai trò của Hội LHPN trong kết nối, giúp phụ nữ khởi nghiệp tốt hơn. Hiện Công ty TNHH MTV Hữu Cơ Huế Việt đang phối hợp với các cấp hội phụ nữ trong tiêu thụ sản phẩm sạch của các tổ liên kết do phụ nữ làm chủ sản xuất”.

Theo bà Trần Thị Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, Hội LHPN tỉnh đã khẳng định được vai trò của hội trong phong trào khởi nghiệp chung của toàn tỉnh. Rõ nét là Hội LHPN tỉnh đã chủ động tổ chức được các cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp; đã linh hoạt chỉ đạo các cấp hội chủ động xây dựng các nguồn quỹ thông qua các mô hình sáng tạo để phong trào phụ nữ khởi nghiệp lan rộng trong toàn bộ hội viên.

Tuấn Khoa

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top