ClockThứ Tư, 02/02/2022 22:06
Agribank Thừa Thiên Huế:

Đồng hành phát triển & sẻ chia yêu thương

TTH - Với hệ thống phòng giao dịch phủ khắp từ thành thị tới nông thôn, miền núi, nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Thừa Thiên Huế góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương. Các chính sách đồng hành cùng khách hàng, sẻ chia với các hoàn cảnh khó khăn mà Agribank đang thực hiện cũng tạo nên sự lan tỏa trong cộng đồng.

Agribank khai trương máy gửi, rút tiền tự động CDMAgribank Thừa Thiên Huế trao tặng thiết bị học tập cho 20 trườngAgribank Thừa Thiên Huế có thêm một Phó Giám đốc chi nhánh

Agribank Thừa Thiên Huế đồng hành công tác chống dịch

Đồng hành “tam nông”

Trong quá trình hình thành và phát triển, Agribank Thừa Thiên Huế thực hiện tốt vai trò là trụ đỡ của tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân), nguồn vốn Agribank phủ khắp từ thành thị tới nông thôn, miền núi góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương.

Với lợi thế hệ thống hơn 27 trụ sở phòng giao dịch và 12 điểm giao dịch lưu động, 35 máy ATM và 1 máy CDM (máy rút và nhập tiền tự động) trải rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến miền núi đã tạo được cầu nối đưa nguồn vốn đến với khách hàng trên toàn tỉnh. Thông qua các chương trình tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi, tổ vay vốn, dịch vụ ngân hàng lưu động, dịch vụ thẻ dành cho tam nông… Agribank kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Với mong muốn tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến người dân được nhanh chóng và thuận lợi, Agribank đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải tiến, tháo gỡ về thủ tục cho vay, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ vay vốn, niêm yết công khai, minh bạch chính sách tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay. Chủ động tiếp cận khách hàng, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức hội (Nông dân, Phụ nữ…) để tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đến các khách hàng trên địa bàn.

Agribank Thừa Thiên Huế đưa hệ thống máy ATM đa năng vào hoạt động

Không chỉ giới hạn mình trong lĩnh vực tam nông, Agribank còn đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho vay với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng… Mở rộng phát triển các dịch vụ, kịp thời điều hành lãi suất huy động vốn với những kỳ hạn, lãi suất phù hợp, đảm bảo cạnh tranh, thu hút được nguồn vốn từ dân cư và tổ chức.

Đến cuối năm 2021, nguồn vốn huy động nội, ngoại tệ quy đổi của Agribank Thừa Thiên Huế đạt 764 tỷ đồng tăng 7,2% so với đầu năm. Lĩnh vực cho vay cũng đạt kết quả khả quan với dư nợ cho vay nội, ngoại tệ quy đổi đến cuối năm 2021 tăng 583 tỷ đồng so đầu năm với tỷ lệ tăng 6,7%. Nhờ quyết liệt, linh hoạt trong chỉ đạo thu hồi và xử lý nợ xấu; đồng thời kết hợp với kiểm soát nợ xấu phát sinh, Agribank Thừa Thiên Huế vẫn đảm bảo nợ xấu ở ngưỡng an toàn, tỷ lệ nợ xấu 0,56%.

Cùng với công tác huy động vốn và cho vay, Agribank Thừa Thiên Huế còn tập trung phát triển mảng dịch vụ và coi đây là giải pháp tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Trong năm, tổng doanh thu phí dịch vụ đạt hơn 60 tỷ đồng, tăng 10,7 tỷ đồng so cùng kỳ năm 2020, tỷ lệ tăng đạt 17%.

Giao dịch ngân hàng trên xe lưu động

Chăm lo các hoạt động an sinh

Song song với hoạt động cho vay, các hoạt động đồng hành hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn của đại dịch cũng được Agribank Thừa Thiên Huế chú trọng. Trong năm, nhiều hoạt động hỗ trợ khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất, cho vay hỗ trợ và ưu đãi lãi suất… được chi nhánh triển khai tích cực. Trong năm, Chi nhánh đã đồng loạt giảm lãi suất cho 100% khách hàng, tương ứng với con số: 42.985 khách hàng, với tổng dư nợ 9.987 tỷ đồng, số tiền giảm lãi là 20,4 tỷ đồng.

Cùng với hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, chi nhánh còn thực hiện miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank trên tất cả các kênh thanh toán tại quầy, ATM, Agribank E-Mobile Banking, SMS Banking, Bankplus; miễn phí chuyển tiền ra ngoài hệ thống Agribank trên các kênh ngân hàng điện tử: ATM, Agribank E-Mobile Banking, internet banking; miễn phí chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chíp nội địa theo chuẩn VCCS. Tối ưu tiện ích của ngân hàng số, để thu hút khách hàng mở mới tài khoản và sử dụng dịch vụ ngân hàng; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, đồng hành cùng địa phương trong chống dịch cũng được Agribank Thừa Thiên Huế đẩy mạnh. Năm 2021, Agribank đóng góp 1,912 tỷ đồng hỗ trợ công tác an sinh trên địa bàn. Trong đó, hỗ trợ về tiền và trang thiết bị y tế cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 là 1,459 tỷ đồng; hỗ trợ lĩnh vực giáo dục với chương trình “Thêm con chữ, bớt đói nghèo”, “Cùng em đến trường” 255 triệu đồng; tài trợ các công trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các nhà tình nghĩa 100 triệu đồng, hỗ trợ các trung tâm bảo trợ xã hội, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 97,6 triệu đồng.

Sẻ chia trách nhiệm với cộng đồng, địa phương là một phần bản sắc văn hóa Agribank và là “nhiệm vụ nhân văn” mà cán bộ, công nhân viên Agribank Thừa Thiên Huế luôn song hành cùng nhiệm vụ kinh doanh và lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng. Trong những năm tới, Agribank Thừa Thiên Huế vẫn sẽ kiên định mục tiêu đồng hành cùng chính quyền, khách hàng, người dân Thừa Thiên Huế trên con đường phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh, đời sống cho người dân...

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

TIN MỚI

Return to top