ClockThứ Năm, 14/05/2020 13:15

Động lực

TTH - Vượt qua nỗi đau mất chồng, 16 năm nay, chị Hoàng Thị Liên, tiểu thương hàng ngũ kim, chợ Đông Ba đã bươn chải nuôi con ăn học thành đạt.

Tiểu thương là chủ thể làm xanh - sạch - sáng chợ Đông Ba“Hương sắc Đông Ba”

Mẹ con chị Liên trong ngày con gái tốt nghiệp đại học

Đến chợ Đông Ba, hỏi chị Liên bán ngũ kim không nhiều người biết, nhưng khi hỏi chị Liên đơn thân nuôi con học giỏi ai cũng chỉ rành rọt. Chị em tiểu thương ở chợ từng tập trung cổ vũ cho con trai chị Liên, khi cháu lọt vào vòng thi quý chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Còn ấn tượng của tôi với chị Liên là người phụ nữ gầy, nước da xanh khi chị lên đọc tham luận tại hội nghị tổng kết Đề án “Phụ nữ tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức cách đây mấy năm. So với lần trước gặp, nay chị Liên trẻ và khỏe hơn nhiều.

 Đáp lại lời khen của tôi, chị Liên mỉm cười chia sẻ: “Con gái đầu Trần Thị Hoàng Kim đã tốt nghiệp đại học, trở thành bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Huế, hiện sắp tốt nghiệp cao học. Cậu con trai Trần Hoàng Đức đang là sinh viên năm 2 y đa khoa, Trường đại học Y - Dược Huế... Đó là liều thuốc bổ giúp tôi trẻ, khỏe hơn”.

Hiện chị Liên vẫn chưa thoát hộ cận nghèo, tiền nợ ngân hàng cho con ăn học vẫn chưa trả xong, việc buôn bán của chị lại bị ảnh hưởng do dịch COVID -19..., nhưng với chị khó khăn hiện tại chẳng là gì so với trước.

Chị nhớ lại, trước đây, chồng chị là bác sĩ thú y đang công tác tại một phòng nông nghiệp thì bạo bệnh rồi qua đời. Một mình chị ở lại với 2 đứa con, một lên 9 tuổi, một được 3 tuổi cùng với số nợ chị vay để chồng học thêm nâng cao trình độ. Không có cách nào khác, buộc chị phải nén nỗi đau vào trong và bắt đầu những tháng ngày vừa làm cha vừa làm mẹ của các con. “Vất vả, cực khổ trăm bề, nhưng phải ráng để nuôi con ăn học”, chị Liên trải lòng.

Ngày bươn chải ở chợ, tối về vừa tranh thủ chăm lo cho con vừa nhận len về đan để có thêm thu nhập. Không có nhiều thời gian bên các con, song lúc nào trước khi đi ngủ chị cũng tỉ tê với các con “hoàn cảnh mình vất vả, thương mẹ các con phải chăm ngoan học giỏi, trở thành người có ích cho xã hội”. Hiểu và thương mẹ tảo tần, hai con chị Liên luôn chăm ngoan, học giỏi. Từ nhỏ, hai chị em ở nhà tự “chia” thời gian cho học bài và làm việc nhà giúp mẹ. Suốt các cấp học, Trần Thị Hoàng Kim và Trần Hoàng Đức đều nằm trong tốp đầu về thành tích học tập, nhất là cậu con trai.

Mắt chị Liên ánh lên niềm tự hào khi kể về kết quả học tập và những giải thưởng mà con trai mình đạt được. Khi học THCS, Đức đoạt giải Nhất môn toán học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 9 và giải Ba môn toán kỳ thi Olympic cấp quốc gia, lên lớp 11 lọt vào vòng thi quý cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Đến bây giờ, cậu con trai Trần Hoàng Đức vẫn mang lại niềm tự hào cho mẹ với nhiều thành tích nổi bật. Học kỳ nào Đức cũng giành được học bổng và Đức cũng đoạt giải Nhì cuộc thi “Thủ lĩnh sinh viên” Trường đại học Y dược Huế. “Khó khăn vất vả vẫn còn nhưng sự chăm ngoan, học giỏi của các con là động lực, là sức mạnh giúp tôi vượt qua tất cả”, chị Liên trải lòng.

Chị Nguyễn Thị Thanh Trà, Trưởng Ban Quản lý chợ Đông Ba cho biết: “Từ lâu, chị Hoàng Thị Liên được chị em tiểu thương trong chợ biết đến là người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó nuôi con ăn học. Hai đứa con chị Liên năm nào cũng được xướng tên trong chương trình lễ phát thưởng cho con tiểu thương đạt học sinh giỏi hàng năm do Ban Quản lý chợ tổ chức”.

Bài, ảnh:  Tuấn Khoa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Huế xưa mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa mới
Động lực phát triển từ các “đại dự án”

Năm 2024, nhiều dự án (DA) trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh. Các DA này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Động lực phát triển từ các “đại dự án”
Trao “cần câu”, tạo động lực

Để giúp hội viên có đời sống kinh tế ổn định hơn, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thủy Vân, TP. Huế đã triển khai nhiều việc làm thiết thực để giúp hội viên thoát nghèo.

Trao “cần câu”, tạo động lực
Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên

Sau bao năm chờ đợi, huyết mạch Khúc Lý - Mỹ Xuyên, thuộc Tỉnh lộ (TL) 6B ở huyện Phong Điền đang nâng cấp mở rộng tạo diện mạo mới, góp phần đưa Phong Điền tiến nhanh lên thị xã trong thời gian đến.

Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên
Return to top