ClockThứ Sáu, 24/07/2020 08:37

Động lực từ phong trào thi đua yêu nước

TTH - Phong trào thi đua yêu nước đã lan tỏa rộng khắp trong từng địa phương, đơn vị và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện Phú Lộc với những mô hình cụ thể, thiết thực, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.

Lan tỏa sâu rộng, hiệu quả thiết thựcĐiển hình trong phong trào thi đua yêu nước

Người dân Phú Lộc đầu tư máy móc, thiết bị nâng cao hiệu quả sản xuất

Ghi ở đơn vị điển hình

Từ khi phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020 được phát động, Chi hội Nghề cá biển xã Lộc Trì đã vận động ngư dân đoàn kết tổ chức hoạt động đánh bắt, khai thác hiệu quả hơn, thu hút nhiều hội viên tham gia.

Ông Trần Vẹn, Chi hội trưởng Chi hội Nghề cá biển xã Lộc Trì chia sẻ, lĩnh hội các nội dung về phong trào thi đua yêu nước từ các ban, ngành, với trách nhiệm của mình, tôi thường xuyên phổ biến cho hội viên tích cực thực hiện tốt việc khai thác, đánh bắt trên biển. Qua đó, ngư dân hăng hái vươn khơi bám biển dài ngày, mạnh dạn vay vốn, đóng mới tàu công suất lớn để cùng ra khơi, thi đua tăng năng suất khai thác, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Với 60 chiếc tàu thuyền có công suất từ 450 - 900CV, đội tàu của Chi hội Nghề cá biển xã Lộc Trì vừa hoạt động khai thác thường xuyên ở ngư trường Hoàng Sa, vừa làm dịch vụ hậu cần nghề biển với gần 500 lao động trên tàu. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, hằng tháng mỗi tàu dịch vụ hậu cần ra khơi khoảng 10 - 12 chuyến, vận chuyển xăng dầu, thực phẩm, nước đá, lưới cụ cung ứng cho các tàu đánh bắt cá dài ngày ở biển. Mỗi tàu này lại thu mua hải sản chuyển vào cung ứng cho các đại lý, góp phần đáp ứng nhu cầu, tăng hiệu quả kinh tế cho ngư dân.

Chi hội Nghề cá biển xã Lộc Trì là đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của huyện Phú Lộc. Bà con ngư dân ở địa phương đã biết phát huy nội lực, đầu tư mua sắm máy tầm ngư, định vị, máy bộ đàm, những giàn lưới hiện đại, đóng góp cổ phần để cùng nhau bám biển dài ngày hơn. Nhờ vậy, đội tàu biển xã Lộc Trì có ngư trường đánh bắt thuận lợi, khai thác được nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, góp phần vào phát triển nền kinh tế biển bền vững ở Phú Lộc.

Triển khai rộng khắp

Với mục tiêu tạo ra bước tiến mới, từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên, Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững Hòa Lộc, xã Lộc Bổn vừa mới đầu tư công trình nhà xưởng, trạm cân, các nhà máy cưa xẻ sản xuất gỗ với tổng kinh phí 3,2 tỷ đồng, đáp ứng điều kiện sản xuất ngày càng mở rộng của đơn vị.

Giám đốc Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững Hòa Lộc, ông Hồ Đa Thê cho biết, đây là thành quả của đơn vị sau quá trình phấn đấu thực hiện phong trào thi đua phát triển sản xuất. Với hệ thống máy móc, nhà xưởng mới, HTX mở rộng dịch vụ sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo sức cạnh tranh nhằm thúc đẩy kinh tế hộ, kinh tế từ rừng.

Ông Hồ Đức Cảnh, một người dân địa phương cho biết, bà con chúng tôi cũng đã được tuyên truyền, vận động thi đua phát triển sản xuất rừng trồng FSC. Các ban, ngành địa phương tích cực tổ chức vận động bà con đã trồng rừng WB3 tham gia thành lập Chi hội trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC, gồm 3 nhóm, có 65 hội viên tham gia với diện tích hơn 457ha. Hiệu quả từ mô hình là mỗi ha sau 6-8 năm sẽ cho thu nhập cao hơn hàng trăm triệu đồng so với rừng trồng thông thường, nên bà con hưởng ứng.

Chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và Nhân dân thị trấn Phú Lộc cũng đã gắn phong trào thi đua yêu nước với đoàn kết, phát huy năng lực, hiệu quả sản xuất.

Chủ tịch UBMTTQVN thị trấn Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Hiệp cho hay, Mặt trận, các đoàn thể địa phương đã vận động bà con tích cực thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh các ngành nghề như: cơ khí, gò hàn, nhôm kính, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hương, nước đá viên, mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, may gia công, sản xuất dầu tràm, dầu sả..., tạo việc làm và tăng thu nhập.

Việc tổ chức hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản được chính quyền địa phương phát triển mạnh. Riêng trong năm 2020, diện tích nuôi trồng của thị trấn Phú Lộc phát triển lên 30,5ha, sản lượng ước đạt 54 tấn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc Hồ Trọng Cầu, các địa phương, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân đã hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước với những nội dung lẫn hình thức phong phú, gắn với từng  mục tiêu, công trình, phần việc cụ thể. Các hoạt động vừa sôi nổi, mạnh mẽ, vừa rộng khắp trong toàn huyện đã góp phần quan trọng hoàn thành các chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh

Ngày 23 và 24/3, tại nhiều địa phương, các lực lượng đã triển khai Phong trào ngày Chủ nhật xanh với các hoạt động đáng chú ý như, tổ chức đổi rác lấy quà, tặng quà cho hộ nghèo, khai trương tuyến đường cờ thanh niên, thực hiện mô hình điểm “Cổng trường văn minh – thân thiện – an toàn”…

Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh
Lan tỏa thông điệp bảo vệ quyền trẻ em

Gần gũi, sinh động và thiết thực, sự đa dạng của các mô hình, chương trình tuyên truyền đã tăng cường nhận thức về bảo vệ quyền trẻ em cho chính trẻ em, mỗi người dân, gia đình và toàn xã hội.

Lan tỏa thông điệp bảo vệ quyền trẻ em
Return to top