ClockThứ Sáu, 01/04/2016 13:56

Động lực và phát triển

TTH - Nguyên lý bất di bất dịch của sự phát triển là đồng tiền phải lưu thông. Giảm phát, chính phủ phải bơm tiền. Lạm phát chính phủ rút tiền về.

Nguyên lý này soi vào thực tế để nhìn nhận của sự phát triển vùng cũng chẳng sai. Nơi nào đồng tiền lưu thông nhiều, nơi đó phát triển. Nơi nào đồng tiền ít lưu thông, nơi đó chậm phát triển. Người ta bảo TP. Hồ Chí Minh năng động là vậy. Thành phố này không ngủ và đồng tiền cứ theo đó mà quay vòng. Cho nên đây là nơi đóng góp gần 20% GDP và hơn 30% ngân sách quốc gia.

Suy cho cùng, có tiêu dùng mới kích thích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển. Cho nên, nhìn vào những biểu hiện này, biết kinh tế vùng đó có phát triển hay không. Mới 9,10 giờ giờ thành phố đã “ngủ” chẳng hạn sẽ là thành phố khó phát triển. Và nên nhớ một điều, không phát triển kinh tế, khó mà phát triển văn hóa. Đó là một sự tương tác qua lại. Dù chúng ta có chủ quan tự hào rằng chúng ta có thế mạnh này có thế mạnh kia.

Nếu một vùng chậm phát triển về kinh tế là một vùng trì trệ. Hội nhập chậm, tương lai tụt hậu. Và hệ quả của sự chậm phát triển được nhìn thấy trên các khía cạnh sau: Không tạo ra động lực của sự phát triển. Cái này mới di hại lâu dài. Động lực là điều quan trọng nhất cho mọi sự phát triển. Ví dụ cuộc sống. Anh không có động lực gì thì khó mà tạo ra mục tiêu để theo đuổi. Một công chức, viên chức, công nhân lao động... không có động lực nào bơm vào, ví dụ như thu nhập, sự thăng tiến, sự mong muốn khẳng định mình... thì khó mà làm việc tốt.

Về mặt xã hội, khó mà tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội tốt cho người dân. Chính phủ nào cũng muốn chăm lo cho đời sống người dân. Nhưng muốn lo đầy đủ, thấu đáo thì phải có tiền, thậm chí nhiều tiền. Cái này có được từ phát triển kinh tế.

Rồi nó cũng tác động đến lĩnh vực văn hóa. Người dân đời sống còn khó khăn thì đừng nói đến phát triển văn hóa. Tượng đài này, trung tâm văn hóa kia, chương trình nhà sinh hoạt cộng đồng nọ tốn cả đống tiền chưa phát huy tác dụng. Cứ đi nhìn hệ thống nhà sinh hoạt cộng đồng, các nhà văn hóa trong chương trình nông thôn mới gần đây cửa cứ đóng im ỉm thì đủ biết nó tác động đến sự phát triển văn hóa rất ít.

Chúng ta thường nghe, người ở vùng này vùng kia, thấy vậy chứ “ giàu ngầm”. Mà thật sự có hiện tượng đấy thật. Nhiều người nông dân có rất nhiều đất, nếu tính về tài sản là rất giàu. Nhưng khổ nỗi đất đai cứ nằm đấy chứ không chuyển thành yếu tố vốn được. Một cán bộ công chức nhìn qua bề nổi nhà cửa, xe cộ, đất đai, nếu tính về tài sản là rất giàu. Nhưng khổ nỗi là cũng cứ giữ khư khư vậy chứ không chuyển thành yếu tố vốn được. Cả hàng ngàn lượng vàng còn nằm trong dân, cả hàng triệu mét vuông đất có giá trị lớn nằm bất động. Một xã hội như vậy thì khó phát triển nhanh.

ANH SÁU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
Philippines: Lạm phát giá gạo đạt mức cao nhất kể từ năm 2009

Giá gạo tại Philippines đã tiếp tục tăng trong tháng 1 vừa qua bất chấp lạm phát tổng thể chậm lại, trong bối cảnh hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino và lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được dự báo sẽ làm xu hướng này trầm trọng hơn trong những tháng tới.

Philippines Lạm phát giá gạo đạt mức cao nhất kể từ năm 2009
OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Nền kinh tế toàn cầu năm nay đang trên đà phát triển tốt hơn so với cách đây chỉ cách đây vài tháng nhờ triển vọng lạc quan đối với kinh tế Mỹ, bù đắp cho sự suy yếu của khu vực đồng euro, dự báo mới nhất ngày 5/2 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Trung Đông đang gây ra mối đe dọa cho tăng trưởng toàn cầu vì sự gián đoạn vận chuyển trên Biển Đỏ có thể làm tăng giá tiêu dùng.

OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024
Return to top