ClockThứ Sáu, 02/02/2018 22:09

Đông Nam Á đặt mục tiêu loại bỏ bệnh sởi trước năm 2020

TTH - "6 quốc gia lớn" trong Khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gồm Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Nepal và Thái Lan đang họp tại New Delhi (Ấn Độ) về một chiến lược nhằm nhanh chóng loại bỏ bệnh sởi và rubella trong 3 năm tới, bằng việc nỗ lực chủng ngừa lên đến 500 triệu trẻ em.

LHQ hậu thuẫn chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi cho hàng triệu trẻ em trên khắp đất nước SomaliVenezuela: 1 triệu trẻ em có nguy cơ nhiễm sởi do không được chủng ngừa

Một cậu bé được tiêm vắc-xin sởi và rubella tại trạm y tế ở quận Gorkha, Nepal. Ảnh: UNICEF

TS. Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Đông Nam Á cho biết: "Việc loại bỏ bệnh sởi sẽ ngăn ngừa 1/2 triệu ca tử vong, trong khi kiểm soát rubella và hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) sẽ thúc đẩy sức khoẻ của phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh mà họ sinh ra”.

Trong khi Bhutan và Maldives đã loại trừ bệnh sởi vào năm 2017, các quốc gia khác trong khu vực đang thực hiện những biện pháp tiêm chủng quy mô lớn để đạt được điều này. WHO ghi nhận, gần 4,8 triệu trẻ em trong khu vực đang bỏ lỡ vắc-xin sởi mỗi năm.

Thông qua chủng ngừa định kỳ và các chiến dịch chủng ngừa bổ sung, trong 2 năm tới, gần 500 triệu trẻ em ở Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Nepal và Thái Lan sẽ được chủng ngừa vắc-xin sởi và rubella.

Theo TS. Khetrapal Singh, việc chia sẻ những thử thách và bài học kinh nghiệm có được từ các thành tựu và sáng kiến trong thời gian ​​gần đây sẽ giúp các quốc gia thành viên giải quyết những vấn đề cụ thể của họ để thu hẹp khoảng cách miễn dịch đối với bệnh sởi, rubella và CRS.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, khu vực Đông Nam Á của WHO đã chứng kiến những tiến bộ chưa từng có đối với các căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin.

Cần tiếp tục tăng cường và tập trung nỗ lực

Gần 38 triệu trẻ em được sinh ra trong khu vực này mỗi năm, trong đó khoảng 87% nhận được liều vắc-xin sởi đầu tiên. Mặc dù đây là một sự cải thiện rõ rệt so với những năm trước đó, khoảng 4,8 triệu trẻ em vẫn không được tiếp cận với sự bảo vệ cơ bản nhất để chống lại bệnh sởi mỗi năm.

Các nhà quản lý chương trình chủng ngừa của “6 quốc gia lớn”, cùng WHO, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Liên minh Vắc-xin (GAVI), Quỹ Bill và Melinda Gates và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật đang cân nhắc những thách thức, kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm có được trong việc chủng ngừa trong khu vực, để có thể kiểm soát nhằm loại bỏ bệnh sởi và kiểm soát rubella/hội chứng rubella bẩm sinh (CRS).

TS. Khetrapal Singh, người đã tuyên bố việc loại bỏ bệnh sởi và kiểm soát rubella/CRS là một trong những chương trình hàng đầu của bà vào đầu nhiệm kỳ hồi năm 2014 khẳng định: "Sự trao đổi năng động và tích cực này là cốt lõi của nỗ lực hợp tác".

Ngoài ra, loại bỏ bệnh sởi và kiểm soát rubella cũng có nghĩa là mở rộng các lợi ích của vắc-xin tới tất cả mọi người ở mọi nơi, kể cả những cộng đồng ở vùng khó tiếp cận hoặc vùng sâu vùng xa…

Được biết, Khu vực Đông Nam Á của WHO bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Triều Tiên, Indonesia, Maldives, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan và Đông Timor.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News & SEARO)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Gần đây, Đông Nam Á ghi nhận hàng chục nghìn ca sốt xuất huyết, với hàng trăm ca tử vong. Chính phủ Singapore, Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp như thả muỗi mang vi khuẩn đặc biệt nhằm giảm số lượng muỗi mang virus gây bệnh, cùng với hàng loạt nỗ lực của cộng đồng nhằm giải quyết bệnh sốt xuất huyết. Nhưng với số ca nhiễm vẫn đang gia tăng, những biện pháp này hiệu quả đến mức nào?

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết
Return to top