Thế giới

Đông Nam Á sẽ làm gì với chất thải COVID-19

ClockThứ Sáu, 25/02/2022 06:54
TTH.VN - Trong vài năm qua, hầu như trên mọi thông tin, hoặc các chương trình phát sóng đều có hình ảnh của người dân đang đeu khẩu trang, hoặc nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ để bảo vệ mình tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

WHO cảnh báo mối đe doạ từ rác thải y tế COVID-19Thời COVID-19: Những điều cần biết về khẩu trang & cuộc chiến chống rác thải nhựaASEAN: Các thành phố lớn “đau đầu” trước sự gia tăng lượng rác thải y tế do dịch COVID-19Chuyên gia khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trẻ em hậu COVID-19Vì sao CDC châu Phi đề nghị thế giới tạm ngừng tài trợ vaccine COVID-19?

Tăng cường nỗ lực và nguồn lực, không chỉ để chống dịch, mà còn phải đối phó và xử lý rác thải do đại dịch gây ra. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Mặc dù hình ảnh có thể dễ quên, song những chiếc khẩu trang và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đó, cùng với các bộ test COVID-19 đã qua sử dụng và ống tiêm vaccine bị bỏ đi sau khi dùng lại rất thật và tồn tại lâu dài.

Những phế phẩm này phải được xử lý và chính điều này đang tạo nên một vấn đề trên khắp châu Á, đóng góp đáng kể vào chi phí mà đại dịch COVID-19 gây ra.

Một báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng, 87.000 tấn đồ bảo hộ PPE đã được Liên Hiệp quốc phân phối trên toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2021. Mối quan tâm ở đây là phần lớn những bộ áo quần làm từ nhựa này, cũng như các sản phẩm bảo vệ sẽ kết thúc vòng đời và trở thành rác thải.

Bên cạnh đó, một báo cáo trong năm 2020 từ Oceans Asia, được WHO tham chiếu trong phần tóm tắt của báo cáo ghi nhận, có đến 1,5 tỷ khẩu trang bị vất bỏ ở các đại dương và biển trên thế giới trong giai đoạn đầu đại dịch.

Thêm vào đó là khoảng 140 triệu bộ test COVID-19 đã qua sử dụng, tương đương với 2.600 tấn rác thải chủ yếu là nhựa và 144.000 tấn ống tiêm, kim tiêm, bao bì từ 8 tỷ liều vaccine đã qua sử dụng. Khối lượng rác thải này gần như là quá tải.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, sự bùng phát của COVID-19 đang nhấn mạnh những vấn đề đã và đang tồn tại xung quanh việc quản lý chất thải, ô nhiễm môi trường biển, cũng như các  kho lưu trữ rác nhập khẩu, qua đó lưu ý rằng sự lây lan trên toàn thế giới của COVID-19 có liên quan đến nhiều thử thách khác mà các quốc gia phải đối mặt.

Rác thải ở đâu và sẽ đi về đâu?

Kể từ khi Trung Quốc đơn phương ngừng nhập khẩu tất cả các loại chất thải vào năm 2017, áp lực đối với các nước khác ở châu Á ngày càng gia tăng, khi các nước giàu hơn tiếp tục tìm cách toàn cầu hóa nguồn rác thải sinh hoạt của họ.

Nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe ở châu Á đơn giản chỉ là được yêu cầu xử lý sự gia tăng đột biến của chất thải liên quan đến COVID, chứ chưa nói đến dòng rác thải từ bên ngoài. Hầu hết các nước trong khu vực đang phải đối mặt với những núi rác thải ngày càng nhiều lên do COVID-19 gây ra.

Một số quốc gia châu Á đã có các thỏa thuận thương mại lớn để tiếp nhận chất thải từ các quốc gia khác và hiện đang phải vật lộn để giải quyết vấn đề này. Sự gia tăng này sẽ là một vấn đề đáng lưu tâm, ngay cả trong cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, với các lệnh phong tỏa, đóng cửa biên giới kéo dài trong 18 tháng của các nước, nhiều công nhân đã mất việc và các cơ sở quản lý chất thải đã bị đóng cửa trong thời gian dài. Kết quả là phần lớn chất thải đã không được xử lý mà chỉ được đổ đi một cách đơn giản, làm tắc nghẽn đường nước và làm hỏng hệ thống sinh thái.

Ngân hàng Thế giới (WB) ghi nhận, việc giảm lao động hiện có do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là một trong ba yếu tố quan trọng góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề về chất thải.

Được biết, ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, một số quốc gia châu Á như Thái Lan, Việt Nam và Malaysia đã được cảnh báo rằng lượng chất thải quá lớn đang đe dọa tương lai môi trường của các nước.

Cụ thể, trước dịch, Thái Lan đã đứng trước thách thức bởi rác thải tràn lan đến mức nước này được dự đoán có thể trở thành “trung tâm xử lý rác thải của thế giới, thứ còn lại chỉ là đống tro tàn độc hại, bệnh tật do ô nhiễm và môi trường ô nhiễm cho người dân Thái Lan”.

Cùng với việc nhập khẩu rác hợp pháp, nạn buôn bán chất thải nhựa tràn lan và có khả năng sẽ gia tăng trên khắp Đông Nam Á do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã lan rộng trên toàn cầu.

Tái chế có phải là giải pháp?

Tái chế được coi là câu trả lời cho các vấn đề rác thải của châu Á và thế giới.

Mặc dù có tiềm năng tái chế các sản phẩm phế thải thành hàng hóa có thể sử dụng được và biến chúng thành năng lượng, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết rằng chỉ khoảng 25% nhựa được tái chế trên khắp Đông Nam Á.

WB cũng thông tin thêm, mỗi năm, Nam Á tạo ra khoảng 300 triệu chất thải rắn, 70% - 80% trong số đó đổ vào các tuyến đường thủy nội bộ hoặc xả vào các đại dương. Khoảng 12% trong tổng số này là nhựa.

Nhìn chung, sự gia tăng chất thải do đại dịch gây ra và nỗi ám ảnh đối với các quốc gia giàu có về vấn đề xuất khẩu rác thải chỉ làm tăng thêm tình trạng khó xử cho một vấn đề nan giải. Để đối phó với COVID-19, các chính phủ không thể chỉ dựa vào các nguồn lực hướng đến việc chống lại đại dịch, mà còn phải mở rộng chúng để tăng cường khả năng đối phó với hậu quả của đại dịch gây ra.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Return to top