ClockThứ Hai, 25/04/2016 14:24

Đông Nam Á thu hút ngành công nghiệp hương liệu thế giới

TTH.VN - Khi các nhà sản xuất nước hoa trên thế giới nhìn nhận về khu vực Đông Nam Á, những gì họ thấy là sự tăng trưởng với tầng lớp trung lưu đang phát triển cùng sức mua của họ, tạo ra nhu cầu mới đối với các loại hương liệu, không chỉ của thực phẩm, mà còn chất tẩy rửa hàng ngày và nước hoa.

Đông Nam Á: Cuộc ganh đua khốc liệt trong bối cảnh hội nhậpCGIF triển khai chương trình thu hút đầu tư vào châu Á

Một nhân viên của Takasago bất ngờ trước việc sử dụng các sản phẩm hương liệu của người dân địa phương ở thủ đô Manila, Philippines. Ảnh: Nikkei

Trong một khu vực có thời tiết nóng, ẩm, nhu cầu về nước hoa và sở thích là khác nhau, vì vậy các công ty phải cân nhắc chiến lược của mình trước một thị trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn.

Theo một cuộc khảo sát do hãng Leffingwell & Associates của Mỹ, thị trường hương vị và mùi thơm toàn cầu có tổng trị giá 24,1 tỷ USD trong năm 2015. Đông Nam Á chỉ chiếm 10% trong số đó, nhưng thị trường của khu vực này đang phát triển với mức tăng 7-8%/ năm. Đây được đánh giá là một trong những thị trường sẵn sàng để mở rộng.

Với mức thu nhập tăng, lối sống của người dân Đông Nam Á đang ngày càng giống với người dân ở các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới. Nhu cầu về hương liệu thực phẩm đang gia tăng trong bối cảnh ngày càng có nhiều người đi mua cơm trưa và mua những mặt hàng thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, vì khí hậu nóng, các nhà sản xuất nước hoa cũng hy vọng nhu cầu dành cho các sản phẩm của mình như các mặt hàng nước hoa, chất giặt rửa và xà phòng tắm sẽ ngày càng tăng.

Tập trung khai thác tiềm năng

Với tiềm năng phát triển như vậy, các công ty nước hoa hàng đầu của phương Tây và Nhật Bản đang đầu tư vào hoạt động mở rộng sản xuất trong khu vực.

Takasago International của Nhật Bản, hãng sản xuất hương liệu và nước hoa lớn thứ 5 thế giới đã nâng cấp nhà máy của mình tại Singapore vào năm 2014 với số vốn đầu tư 44 triệu USD, nhằm tăng gấp 3 lần năng lực sản xuất các sản phẩm mùi hương thực phẩm và phi thực phẩm để chạm mức 30.000 tấn/năm. Công ty cũng đã mua khu đất gần thủ đô Jakarta để xây dựng nhà máy đầu tiên của công ty tại Indonesia.

Tiếp đó, Tập đoàn sản xuất hương liệu và nước hoa Givaudan của Thụy Sĩ, nhà sản xuất hương liệu và nước hoa lớn nhất thế giới đã thực hiện dự án đầu tư lớn nhất từ ​​trước tới nay trong lĩnh vực mùi hương của mình vào năm 2015, để xây dựng một nhà máy mùi hương phi thực phẩm thứ 2 tại Singapore và mở trường dạy làm nước hoa đầu tiên bên ngoài châu Âu.

Givaudan coi Đông Nam Á là một thị trường tăng trưởng mạnh và là nền tảng của chiến lược kinh doanh của họ đến năm 2020. Tập đoàn có kế hoạch tận dụng cơ sở ở khu vực này, tập trung xung quanh các quốc gia như Indonesia và Myanmar, những quốc gia có dân số ngày càng tăng để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Công ty International Flavors & Fragrances (IFF) của Mỹ, nhà sản xuất nước hoa lớn thứ 3 trên thế giới cũng tăng gấp đôi quy mô của nhà máy sản xuất hương liệu thực phẩm tại Jakarta lên đến 1.500 m2 trong năm 2014.

Ở những thị trường như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, các nhà sản xuất nước hoa có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên trong thị trường ngày càng phát triển của khu vực Đông Nam Á, các mối quan hệ này không mấy mạnh mẽ bởi cơ hội thuộc về các nhà sản xuất nước hoa nhỏ hơn.

T. Hasegawa của Nhật Bản, nhà sản xuất nước hoa lớn thứ 11 thế giới bắt đầu tạo ra chỗ đứng bằng cách nhắm mục tiêu vào sản phẩm hương liệu cho các loại thực phẩm tuân thủ theo các quy tắc về chế độ ăn uống của người Hồi giáo. Công ty mua lại hãng sản xuất nước hoa Malaysia Peresscol vào năm 2014 và hiện đang mở rộng các kênh tiếp thị của mình tại Malaysia và Indonesia, nơi có nhiều người Hồi giáo. Thông qua những hoạt động này, nhà sản xuất nước hoa của Nhật Bản hy vọng có thể gia tăng lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh của mình ở châu Á từ mức hiện nay lên 80%, khoảng 3,3 tỷ yen (tương đương 29,5 triệu USD) trong năm 2020.

Chú trọng sự khác biệt

Khí hậu và văn hóa là hai yếu tố tạo nên sự khác biệt về sở thích hương thơm ở phạm vi khu vực và quốc gia. Để tìm ra loại nước hoa bán chạy, các nhà sản xuất nước hoa phải luôn tiến hành nghiên cứu và khảo sát chi tiết thị trường.

Chẳng hạn như ở khu vực Đông Nam Á với thời tiết nóng và ẩm, người dân khu vực thích sử dụng dầu gội đầu có hương thơm mạnh hơn vì mùi hương có thể kéo dài ngay cả khi họ đổ mồ hôi. Tuy nhiên, cũng có những khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực. Ví dụ, một số loại nước hoa được yêu thích ở Ấn Độ và Việt Nam thì lại không được ưa chuộng ở Philippines vì ​​chúng có liên quan đến tang lễ. Còn ở Thái Lan, mùi hương ngọt ngào kết hợp với sắc hồng trở nên phổ biến.

Vào cuối tháng 3 vừa qua, hãng Takasago của Nhật Bản đã gửi một nhóm 4 nhân viên tiếp thị đến Philippines để gặp trực tiếp những người tiêu dùng ở đây và lắng nghe ý kiến chia sẻ của họ. Những cuộc khảo sát này tiết lộ một số thông tin không ngờ về việc sử dụng các sản phẩm, như việc dùng chất tẩy rửa bằng bột để lau sàn nhà và phun nước xả vải pha loãng trong phòng để thay thế cho nước hoa xịt phòng và thuốc chống côn trùng. Những thông tin này được Takasago sử dụng để phát triển các loại nước hoa mới phục vụ cho khách hàng trực tiếp của mình, đó là các nhà sản xuất hàng tiêu dùng.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei & Asiaone)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á thu hút các công ty năng lượng thăm dò khí đốt

Các công ty năng lượng đang tăng cường các hoạt động thăm dò khí đốt ở khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy sản lượng khí đốt tự nhiên, đồng thời đáp ứng mức tăng trưởng về nhu cầu trong dài hạn, nhờ những phát hiện gần đây và chính sách đầu tư được cải thiện.

Đông Nam Á thu hút các công ty năng lượng thăm dò khí đốt
Tương lai của các nền tảng giao đồ ăn ở Đông Nam Á

Các nền tảng giao đồ ăn là một trong những hoạt động kinh doanh thành công nhất kể từ đại dịch COVID-19. Trong khi những hoạt động kinh doanh khác cố gắng duy trì lợi nhuận bằng cách chuyển hoạt động sang hình thức trực tuyến, thì thành công của họ vẫn không bằng những gì mà các nền tảng giao đồ ăn đạt được.

Tương lai của các nền tảng giao đồ ăn ở Đông Nam Á
Đông Nam Á: Các quỹ đầu tư tìm cơ hội mới khi tương lai dự kiến tươi sáng hơn

Trong những năm gần đây, hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư tư nhân và đầu tư mạo hiểm ở khu vực Đông Nam Á đã trở nên xấu đi trong bối cảnh thị trường đầy thách thức; song, tương lai được dự báo sẽ tươi sáng hơn bởi khu vực này vẫn mang đến những cơ hội đáng kể, theo 2 báo cáo vừa được công bố.

Đông Nam Á Các quỹ đầu tư tìm cơ hội mới khi tương lai dự kiến tươi sáng hơn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top