ClockThứ Hai, 02/05/2022 14:03

Đồng tiền ẩn náu vào đâu?

TTH - Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê VN được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn nguồn: Năm 2020, cả nước đầu tư 2,16 triệu tỷ đồng, nghĩa là chỉ có khoảng 1,7 triệu tỷ đồng tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động, chỉ chiếm khoảng 78,5%. Điều này có thể hiểu: 21,5%, nghĩa là tương ứng với hàng trăm ngàn tỷ đồng không đi vào nền sản xuất mà được “cất giấu” ở một nơi nào đó; khó có ai lý giải thấu đáo điều này!?

Quản lý thị trường bất động sản lành mạnh - kỳ 1: “Cò” có thao túng được giá đất?

Một số ngân hàng đã siết chặt cho vay bất động sản (Ảnh minh họa)

Theo người viết, nó có thể ẩn náu vào hai nơi. Nơi thứ nhất là không phải nền kinh tế thực, nghĩa là không tạo ra sản phẩm hàng hóa; đã không tạo ra sản phẩm hàng hóa thì cũng đồng nghĩa với không tạo ra việc làm; có thể nó ẩn náu vào nền kinh tế tài chính và bất động sản (BĐS).

Mấy năm qua, BĐS tăng giá vùn vụt trên quy mô cả nước. Nhiều người còn đề cập đến việc tìm giải pháp chặn lại cơn sốt đất nền. Nhưng không chặn được, ít nhất là đến thời điểm này. Đất là một loại tài sản có giá trị rất lớn nhưng chưa hẳn nó góp mặt như là một yếu tố cho sản xuất. Chẳng nói đâu xa, ở Huế thời gian gần đây rất nhiều khu đô thị được mở ra; thường mở ra đến đâu là đất nền được bán hết đến đấy. Hai năm 2020 và 2021, riêng ngân sách Nhà nước mỗi năm thu đến hàng ngàn tỷ đồng tiền chuyển quyền sử dụng đất. Chừng ấy đất nền cứ giao dịch “loanh quanh” từ sơ cấp đến thứ cấp, qua mỗi bậc, giá lại được đẩy lên cao hơn. BĐS đã hút một lượng tiền rất lớn vào nó. Nhưng không phải BĐS nào cũng trở thành một yếu tố đầu vào của sản xuất. Có những khu quy hoạch đô thị cả hàng chục năm chưa được lấp đầy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đồng tiền chạy loanh quanh, hoặc đứng yên. Nó như là một loại đầu tư dài hạn để giữ tài sản. Tính ra giá trị tiền thì nhiều, nhưng đồng tiền ấy chỉ đứng yên. Trong kinh tế học có hai khái niệm giá trị và giá trị sử dụng. Rất nhiều miếng đất chỉ là giá trị của một người nào đó, nhưng không có giá trị sử dụng. Bởi có sử dụng đâu mà tạo ra giá trị. Từng nền đất cứ trơ trơ nằm đấy.

Thứ hai là nền kinh tế tài chính, trong đó có việc các ngân hàng cho vay vào lĩnh vực BĐS và tiền kỹ thuật số, hay còn gọi là tiền ảo (bitcoin).

Ngân hàng Nhà nước thường tính toán và khống chế trần cho các ngân hàng thương mại cho vay BĐS, tức là có quyền cho vay nhưng không được vượt qua con số này. Thế là người vay bằng một thủ thuật nào đó mà chính sổ đỏ của miếng đất cần mua được cầm cố tại ngân hàng. Miếng đất này bắt đầu một hành trình chạy loanh quanh. Vừa chạy vừa hút thêm một lượng tiền. Ngân hàng là trung gian để bơm tiền vào nền kinh tế; nhưng rõ ràng như trên đã nói, không tạo ra hàng hóa thực. Đã không thực thì nó cũng chẳng tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động. Đồng tiền kỹ thuật số cũng có yếu tố tương tự như vậy.

Có thể một chỗ để đồng tiền đầu tư nhưng không đi vào sản xuất và ẩn náu vài tham nhũng. Nghĩa là tiền đầu tư ra nhưng bị “ngắt” bớt một phần. Chúng ta có thể tin điều này vì thời gian gần đây, có rất nhiều đại án được phanh phui, có những đại án lên đến hàng ngàn tỷ đồng…

Nền kinh tế nào cũng cần vốn đầu tư. Nhưng đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao sẽ làm cho nền kinh tế đó chậm phát triển.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tỷ lệ văn phòng trống tại Mỹ lập mức kỷ lục mới

Tỷ lệ văn phòng trống tại Mỹ vừa đạt đỉnh mới trong quý đầu tiên của năm nay, trong bối cảnh nhu cầu tiếp tục phát triển đối với các hình thức làm việc kết hợp giữa làm việc tại nhà và tại văn phòng.

Tỷ lệ văn phòng trống tại Mỹ lập mức kỷ lục mới
Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
IMF: Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn rất quan trọng cho sự phục hồi toàn cầu

Trong cuộc họp mới của chính phủ Trung Quốc về Công tác Kinh tế Trung ương, các nhà lãnh đạo nước này đã đưa ra những ưu tiên cho công tác kinh tế của đất nước vào năm 2024. Tại đây, nền kinh tế Trung Quốc được ghi nhận đã có sự phục hồi, với những tiến bộ vững chắc đạt được trong phát triển chất lượng cao vào năm 2023.

IMF Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn rất quan trọng cho sự phục hồi toàn cầu
Giá bất động sản toàn cầu dự báo tăng với tốc độ chậm hơn

Kết quả từ một cuộc thăm dò của Hãng Thông tấn Reuters cho thấy, giá bất động sản toàn cầu ở hầu hết các thị trường lớn sẽ tăng trong 2 năm tới, mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút so với mức đã được dự báo cách đây 3 tháng, trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung thắt chặt.

Giá bất động sản toàn cầu dự báo tăng với tốc độ chậm hơn
Return to top