Thế giới Thế giới
Dòng vốn FDI vào ASEAN tăng 5,3% trong năm 2018
TTH.VN - Các nước ASEAN đã cùng nhau ghi nhận sự gia tăng trong thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào năm ngoái, bất chấp những bất ổn kinh tế toàn cầu hiện nay và cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trong một cuộc họp năm 2017. Ảnh: Reuters
Trong một tuyên bố chung kết hợp với Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 51 diễn ra từ 6/9-10/9 tại Bangkok, dựa trên dữ liệu sơ bộ, các bộ trưởng cho biết thương mại hàng hóa trong khu vực tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi thương mại dịch vụ mở rộng 10,6% trong cùng thời điểm. Số liệu cũng cho thấy tổng số vốn FDI vào khu vực tăng 5,3% so với cùng kỳ lên 154,7 tỷ USD, trong đó lĩnh vực dịch vụ có thị phần lớn nhất ở mức 60,7%.
Trong các cuộc họp tại AEM, các bộ trưởng đã trao đổi quan điểm về sự phát triển toàn cầu cũng như của khu vực, và xem xét việc thực hiện Kế hoạch chi tiết Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2025, bao gồm cả tiến trình 13 sản phẩm kinh tế ưu tiên dưới sự chủ trì của Thái Lan – quốc gia giữ chức Chủ tịch ASEAN trong năm nay.
Theo các bộ trưởng tham dự hội nghị, tăng trưởng vẫn ổn định trên toàn ASEAN và được duy trì ở mức 5,2% trong năm 2018, tương tự như năm trước đó. Dự kiến, nền kinh tế ASEAN sẽ tăng trưởng sẽ ở mức vừa phải 4,8% trong năm nay và 4,9% vào năm 2020.
Tuyên bố chung của hội nghị cũng cho biết, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ là ba đối tác thương mại ngoại khối hàng đầu của khu vực trong năm ngoái và EU, Nhật Bản, Trung Quốc là ba nguồn đầu tư bên ngoài hàng đầu.
Trong bối cảnh không chắc chắn do căng thẳng thương mại liên tục giữa các cường quốc kinh tế và sự lan tỏa của nó, cùng với những lo ngại khác, các bộ trưởng vẫn kiên quyết cam kết với chương trình hội nhập kinh tế khu vực và đạt được mục tiêu tăng gấp đôi thương mại nội khối ASEAN vào năm 2025, “được hỗ trợ bởi một hệ thống thương mại quốc tế mở cửa và dựa trên quy tắc, khả năng phục hồi kinh tế được cải thiện và sự chuẩn bị tốt hơn cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, tuyên bố nêu rõ.
Về thuận lợi hóa thương mại, ASEAN đang nỗ lực giảm 10% chi phí giao dịch thương mại vào năm tới.
Trong cuộc họp AEM, Kế hoạch hành động khung tích hợp kỹ thuật số ASEAN (DIFAP) 2019-2025, một kế hoạch chi tiết để phát triển hơn nữa nền kinh tế kỹ thuật số ASEAN, đã được thông qua. Theo đó, Kế hoạch sẽ được đệ trình lên Hội đồng AEC vào tháng 11 tới để chứng thực và sẽ được cập nhật 6 tháng một lần.
Ngoài ra, Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN cũng đã được hoàn tất và các quốc gia thành viên dự kiến sẽ ký thỏa thuận trong năm nay.
BẢO NGHI (Lược dịch từ Malaymail)
- Thế giới ghi nhận hơn 5.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (06/07)
- Giải mã nguyên nhân gây COVID-19 kéo dài (06/07)
- AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3% (06/07)
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14 (05/07)
- Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm (05/07)
- Ngoại trưởng Nga có hoạt động gì ở Việt Nam? (05/07)
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
-
Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao