Thế giới

Đột phá thế kỷ: Lầu Năm Góc phát triển công nghệ tàng hình

ClockThứ Ba, 22/09/2015 14:52
TTH.VN -  Theo Sputniknews hôm nay (22/9), một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học California San Diego (UCSD) của Mỹ khẳng định đã đạt được bước tiến lớn trong nghiên cứu công nghệ tàng hình. Tiếp đó, Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ sự quan tâm và có kế hoạch cân nhắc phát triển nghiên cứu ngay trong tháng này.

Một chiếc máy bay không người lái của Quân đội Mỹ. Ảnh: AP

Hồi tháng 7 năm nay, nhà khoa học Boubacar Kante và nhóm cộng tác của ông tại UCSD đã công bố thử nghiệm thành công một “chiếc áo choàng tàng hình”. Đây là một loại vật liệu mỏng có khả năng che khuất tầm nhìn của vật thể dưới ánh sáng và sóng vô tuyến.

Về bản chất, chiếc áo tàng hình là một lớp vật liệu có khả năng làm lệch hướng các tia sáng chiếu vào bề mặt áo và khiến cho các tia sáng như đang chiếu qua một mặt phẳng. Để thực hiện điều này, các nhà khoa học sử dụng vật liệu bằng sứ và Teflon. Khi kết hợp chúng với nhau, 2 loại vật liệu này sẽ tạo ra một chất điện môi có tính dẫn điện kém và ít hấp thụ ánh sáng, đồng thời phản xạ phần lớn ánh sáng chiếu vào bề mặt vật liệu.

Theo nhà nghiên cứu Li-Yi Hsu trong một tuyên bố từ trường đại học nói trên, “các nghiên cứu trước đó cần nhiều lớp vật liệu để che giấu một đối tượng, vì thế chiếc áo choàng dày hơn nhiều so với kích thước của đối tượng được bảo vệ. Trong nghiên cứu mới này, chúng tôi chỉ cần sử dụng duy nhất một lớp mỏng để che khuất đối tượng".

"Công nghệ này có thể giúp cho quân đội chiếm ưu thế trên không, về cơ bản đây chính là những gì quân đội đang tìm kiếm", ông Kayla Matola, một nhà phân tích của Trung tâm phân tích an ninh và quốc phòng Mỹ nói với tờ báo Army Times.

Nếu Bộ Quốc phòng thực hiện thỏa thuận phát triển với Kante và nhóm nghiên cứu của ông, công nghệ này có thể được sử dụng để phát triển các loại vũ khí quân sự trong vòng 5-10 năm tới, ông Matola nhận định.

"Về cơ bản, chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện dự án này ngay bây giờ. Không có bất cứ rào chắn nào và việc sản xuất cũng dễ dàng”, nhà khoa học Kante cho biết.

Vào tháng 5 vừa qua, Quân đội Mỹ đã gửi yêu cầu cho các công ty công nghệ cao để tìm kiếm các loại “vải tàng hình”, nhằm mục tiêu sản xuất các nguyên mẫu thử nghiệm trong vòng 18 tháng tới. Như vậy, vật liệu của UCSD chắc chắn là phương án lựa chọn tốt nhất của Lầu Năm Góc.

Tuy nhiên, trong khi các tiến bộ của công nghệ tàng hình đang được thực hiện, một số nhà khoa học vẫn còn hoài nghi về tính khả thi của một thiết bị tàng hình có đầy đủ chức năng.

"Việc tàng hình cho các đối tượng vĩ mô với tất cả màu sắc về cơ bản là không thể", nhà khoa học Martin Wegener thuộc Viện Công nghệ Karlsruhe của Đức nói với tạp chí New Scientist.

Liên quan đến kết quả nghiên cứu mang tính đột phá thế kỷ của mình, ông Kante cho hay, “chúng ta có thể làm nhiều hơn khi sử dụng công nghệ này. Chúng ta có thể thay đổi phản xạ ánh sáng theo ý muốn và cuối cùng tập trung ánh sáng tại một khu vực rộng lớn để xây dựng thành một tháp năng lượng mặt trời. Chúng tôi cũng hy vọng công nghệ này sẽ được ứng dụng trong quang học, thiết kế nội thất và nghệ thuật”.

Thanh Ngân (lược dịch từ Sputniknews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top