ClockThứ Sáu, 10/02/2012 09:59

Đột phá trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

TTH - Gần đây, các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN) trên địa bàn thành phố Huế được đầu tư mở rộng quy mô, năng lực cạnh tranh được nâng cao và đã xuất hiện một số doanh nghiệp tư nhân có năng lực khá, làm ăn có hiệu quả.

Một trong những vấn đề thành phố quan tâm là tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển mạnh dịch vụ, du lịch, CN –TTCN theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có giá trị gia tăng cao. Trong đó, ưu tiên công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Sự có mặt của cụm công nghiệp - làng nghề Hương Sơ giúp cho hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gần đây trên địa bàn thành phố phát triển mạnh. Quy mô ngày càng được mở rộng với nhiều ngành nghề đa dạng; trong đó, tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Từ năm 2001 đến nay, thành phố triển khai hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật 8 giai đoạn tại cụm công nghiệp - làng nghề Hương Sơ với chi phí gần 59 tỷ đồng; trong đó, đã quyết toán trên 44,6 tỷ đồng; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng gần 5,6 tỷ đồng. Thành phố cũng đang tiếp tục đầu tư hạ tầng Cụm Công nghiệp - làng nghề Hương Sơ - giai đoạn 9.

Hàng trăm công nhân may đã được giải quyết việc làm.

Theo thống kê của Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp thành phố Huế, đến nay thành phố bố trí trên 19,2 ha đất công nghiệp cho các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, có 22 doanh nghiệp đang hoạt động tại Cụm công nghiệp - làng nghề Hương Sơ với nguồn vốn thực hiện 147,6 tỷ đồng trên tổng diện tích 14 ha, thu hút trên 2.000 lao động. Ngoài ra, có 7 dự án đang triển khai xây dựng trên diện tích 2,37 ha với số vốn đăng ký gần 4,5 tỷ đồng.

“Trong năm 2011, tại Cụm công nghiệp - làng nghề Hương Sơ xuất hiện thêm một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, như Công ty cổ phần đầu tư Dệt may Thiên An Phát với nguồn vốn thực hiện 20 tỷ đồng gồm 20 chuyền may, giải quyết việc làm cho 413 lao động có thu nhập bình quân 2 triệu đồng / người/ tháng. Sự có mặt từ rất sớm của một số doanh nghiệp tại đây từng bước khẳng định hướng đi đúng đắn của đơn vị trong quá trình phát triển. Điển hình là công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Đăng Tuấn với nguồn vốn thực hiện trên 18 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 450 lao động có thu nhập bình quân 1,9 triệu đồng/ tháng; hay hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp Thành Lợi với tổng số vốn thực hiện 18 tỷ đồng giải quyết việc làm thường xuyên với mức lương bình quân 2,5 triệu đồng/ tháng cho 72 lao động”. Ông Hồ Văn Thìn – Giám đốc Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp thành phố Huế cho biết.
 
Để bảo đảm cho CN – TTCN Huế phát triển, bên cạnh việc xây dựng một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có sức cạnh tranh và có khả năng phát triển ổn định trong thị trường khu vực, thời gian tới thành phố cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề; tăng cường ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến kết hợp với thủ công nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao. Đối với việc phát triển TTCN, thành phố sẽ chú trọng đến TTCN tinh xảo, đa dạng hóa mẫu mã và mang đặc trưng văn hóa Huế nhằm phục vụ cho phát triển du lịch và xuất khẩu. Đồng thời, phân bố lực lượng sản xuât hợp lý, hạn chế và tiến tới không còn các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan đô thị; góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động lớn trên địa bàn. Giải quyết tốt những vấn đề này, kinh tế thành phố sẽ phát triển mạnh, giữ được bản sắc một thành phố văn hóa của đất nước.

Bài, ảnh: Hoài Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top