ClockThứ Ba, 29/09/2015 15:10

Dự án giết mổ gia súc tập trung “đắt hàng”

TTH - UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung” giai đoạn 2012 -2020 vào ngày 21/8/2013. Sau đó đúng 2 năm, quy hoạch được điều chỉnh vào ngày 26/8/2015. So với quy hoạch đã được duyệt và quy hoạch điều chỉnh, tất cả các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung phải di dời ra khỏi địa bàn TP Huế. Theo đó, những địa điểm giết mổ trên địa bàn TP Huế sẽ được di dời ra 2 điểm thuộc thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy.

Điều đáng mừng, ngay sau khi UBND tỉnh có quyết định điều chỉnh quy hoạch, đúng với tinh thần “xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung”, các dự án di dời đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ví dụ như dự án xây dựng cơ sở giết mổ ở phía Bắc, có đến 3 nhà đầu tư quan tâm. Điều này cho thấy, công tác xã hội hóa ở lĩnh vực này diễn ra rất tốt. Một số dự án được lập sau khi có quyết định điều chỉnh quy hoạch của UBND tỉnh đều xây dựng đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh là “các cơ sở giết mổ lớn thực hiện giết mổ theo phương thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp”.

Xin lấy dự án của một nhà đầu tư được lập tại địa điểm quy hoạch tại làng Chía, phường Hương An, thị xã Hương Trà làm ví dụ. Đó là dự án của Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Ngay sau khi UBND tỉnh có văn bản chấp thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư Dự án Cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung vào ngày 27/5/2015, sau 2 tháng, Công ty đã xây dựng xong dự án. Nếu so với các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh hiện tại, đây là một dự án “cực lớn” và hiện đại. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 50 tỷ đồng được chia làm 3 giai đoạn. Riêng giai đoạn 1 đầu tư khoảng 15 tỷ đồng, gồm 5 dây chuyền giết mổ heo trên sàn với công suất 2.000 con/ngày; 1 dây chuyền giết mổ trâu với công suất 100 con/ ngày và 5 dây chuyền giết mổ gia cầm với công suất 5.000 con/ ngày. Khi hoàn thiện giai đoạn 2 và ổn định sản xuất, bước vào giai đoạn 3, nhà đầu tư sẽ đầu tư mới một dây chuyền chế biến thịt đóng hộp xuất khẩu. Giải pháp về phương thức giết mổ được chọn là giải pháp công nghiệp. Từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm thịt đều được thực hiện bằng máy móc.
Một khi, những dự án lớn, hiện đại ở lĩnh vực giết mổ gia súc gia cầm ra đời, nó sẽ có tác động, châm dứt tình trạng giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ, kém an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt

Dự báo hôm nay (18/4), ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi hơn 38 độ C. Cảnh báo, nắng nóng có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Return to top