ClockThứ Tư, 06/05/2020 08:19

Dự án trồng rừng JBIC không giao khoán cho hộ gia đình

TTH - "Tôi tham gia dự án trồng rừng trên tiểu khu 130 với diện tích 3,2ha. Sau khi triển khai xong dự án, tôi không được giao lại diện tích rừng này để khai thác, mặc dù tôi đã chăm sóc nhiều năm nay…". Đó là nội dung đơn khiếu nại của ông Cao Ngọc Thành, trú thôn Phú Tuyên, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà.

“Cú hích” từ chi trả dịch vụ môi trường rừngGỡ đầu ra cho gỗ rừng trồngRừng ngập mặn ứng phó thiên tai

Có công trồng,

chăm sóc trong 4 năm

Theo trình bày của ông Thành, năm 2003, Nhà nước có chủ trương giao đất cho người dân trồng rừng theo dự án JBIC để phát triển rừng. Theo đó, người dân tham gia dự án sẽ được đầu tư giống, phân bón, công phát quang và sẽ hưởng được quyền lợi như: được khai thác từ cây phụ trợ là cây keo lai, còn lại cây bản địa sẽ được khai thác tỉa thưa sau 20 năm…

“Trên địa bàn xã Bình Thành chỉ có tôi và ông Lê Văn Thời đăng ký tham gia dự án. Việc nhận phân bón và tiền công đều thông qua trung gian là Nông lâm trường Nam Hòa và hứa sau 3 năm Nông lâm trường Nam Hòa sẽ bàn giao hồ sơ giấy tờ cho hộ dân chúng tôi. Sau một thời gian, Nông lâm trường Nam Hòa bàn giao diện tích rừng cho Lâm trường Hương Thủy quản lý bảo vệ; đồng thời bàn giao luôn diện tích đất trồng rừng mà 2 hộ dân đã thực hiện dự án…”. Ông Thành bộc bạch.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, tháng 9/2003, Nông lâm trường Nam Hòa do ông Trần Đại Phương làm giám đốc đã ký kết Hợp đồng kinh tế  số 13 với ông Cao Văn Thành. Theo đó, Nông lâm trường Nam Hòa thuê ông Thành trồng cây tại lô a1, khoảnh 1, tiểu khu 130, diện tích 3,2ha với tổng kinh phí trên 6,8 triệu đồng. Ông Thành có nhiệm vụ xử lý thực bì, đào hố, trồng 1.000 cây keo/ha, 500 cây bản địa/ha trong tháng 9 đến tháng 12/2003.

Ngày 10/01/2004, Nông lâm trường Nam Hòa đã lập biên bản nghiệm thu việc trồng rừng của ông Thành. Trong đó, ông Thành đã trồng 965 cây keo hom/ha và 483 cây bản địa gồm dầu rái, sao đen/ha, tỷ lệ sống đạt từ 85 đến 95%. Qua đó, Nông lâm trường Nam Hòa đã chấp nhận nghiệm thu theo khối lượng và chất lượng thực tế thi công trồng rừng của ông Thành.

Sau khi trồng rừng trên diện tích 3,2ha tại tiểu khu 130, ông Thành tiếp tục được Nông lâm trường Nam Hòa và Lâm trường Hương Thủy thuê chăm sóc 3 năm. Trong đó, năm 2004 và 2005, Nông lâm trường Nam Hòa ký kết hợp đồng thuê và năm 2006, Lâm trường Hương Thủy ký kết hợp đồng thuê và trả công theo hợp đồng đã ký kết. Qua các hợp đồng ký kết giữa Nông lâm trường Nam Hòa cũng như Lâm trường Hương Thủy (đơn vị được giao thực hiện, quản lý dự án sau này) với ông Thành thì việc giao nhận được thực hiện theo từng công đoạn trồng và chăm sóc rừng trong 4 năm đầu và đã được thanh toán toàn bộ chi phí theo các công đoạn đúng như nội dung hợp đồng đã ký kết.

 

Chưa có chủ trương chuyển đổi sang rừng sản xuất

Dự án rừng phòng hộ đầu nguồn tại xã Bình Thành (gọi tắt là Dự án JBIC) được triển khai thực hiện từ năm 2003 bằng nguồn vốn do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ với mục tiêu chính là trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ của rừng nhằm chống xói mòn, điều hòa nguồn nước, cải tạo môi trường sinh thái, góp phần hạn chế thiên tai, đảm bảo sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Ông Hoàng Phước Toàn, Giám đốc BQL rừng Phòng hộ đầu nguồn Hương Thủy cho biết, năm 2005 sau khi sáp nhập, Nông lâm trường Nam Hòa đã bàn giao toàn bộ diện tích rừng trồng của dự án cho Lâm trường Hương Thủy (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Hương Thủy) quản lý bảo vệ. Trong đó, BQLRPH Hương Thủy tiếp nhận 367,6ha rừng dự án JBIC. Riêng tại tiểu khu 130 có 138ha. Năm 2008, do ngập lòng hồ thủy điện Bình Điền, BQLRPH đưa vào khai thác là 91,5ha. Đến nay, tại tiểu khu 130 còn lại trên 46ha, bao gồm cả diện tích rừng mà ông Thành ký hợp đồng với các đơn vị trồng, chăm sóc. Nhà nước chưa có chủ trương giao khoán cho bất kỳ hộ cá nhân nào trên diện tích rừng phòng hộ này.

Từ năm 2010 đến nay, ông Thành đã nhiều lần phản ánh sự việc lên Sở NN&PTNT tỉnh. Năm 2015, Chi cục Lâm nghiệp đã có buổi làm việc gồm có BQLRPH Hương Thủy, UBND xã Bình Thành và ông Thành. Qua buổi làm việc đã xác định không có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền giao cho ông Thành nhận hưởng lợi ăn chia trên diện tích 3,2ha rừng phòng hộ JBIC. Sau khi giải thích và làm rõ các tài liệu có liên quan đến diện tích 3,2ha rừng phòng hộ nói trên ông Thành đã xin rút đơn.

Ông Đặng Văn Kiệm, Trưởng phòng Pháp chế Chi cục Kiểm lâm cho biết, năm 2018, làm việc với Chi cục kiểm lâm, ông Thành vẫn trình bày nội dung cũ, không đưa ra chứng cứ hoặc hợp đồng nào về trồng rừng ăn chia sản phẩm. Tuy nhiên, ông Thành cũng kiến nghị hiện nay cây keo đã thành tự nhiên và gãy đổ nhiều, xung quanh khu vực này toàn là rừng sản xuất. Ông Thành đề nghị UBND tỉnh cho chuyển đổi 3,2ha rừng phòng hộ JBIC sang rừng sản xuất và giao cho dân sử dụng. Nội dung này, Sở NN&PTNT đã có báo cáo UBND tỉnh tại Công văn số 1855/SNNPTNT-CCKL ngày 26/11/2018. Tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh chưa có chủ trương chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ này sang rừng sản xuất.

Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng

TIN MỚI

Return to top