ClockThứ Tư, 19/05/2021 08:46

Dự báo chính xác của Bác Hồ

Nhiều mô hình, cách làm hay từ học BácHội thảo trực tuyến tại Canada về thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ thiếu sót nếu không đề cập đến những tiên đoán mang tính dự báo có ý nghĩa sâu sắc của Bác đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những dự báo đó có giá trị cổ vũ tinh thần Nhân dân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

1. Ngay sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), dù rất vui mừng với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng Bác đã lưu ý với các đồng chí lãnh đạo về đối tượng mới nguy hiểm hơn, đó là đế quốc Mỹ. Người dự báo: Sớm hay muộn Mỹ sẽ trực tiếp tham dự vào cuộc chiến ở Việt Nam và Đông Dương và là kẻ thù hung ác đối với nước ta.

Đúng như dự báo của Bác, sau đó không lâu, Mỹ hất cẳng Pháp đưa quân trực tiếp vào xâm lược nước ta. Trong những năm tháng lãnh đạo kháng chiến, Bác đã đưa những dự báo chính xác tình thế diễn ra và khẳng định thắng lợi cuối cùng. Trong Di chúc thiêng liêng trước lúc đi xa, Người đã nêu rõ: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Bác khẳng định: “Nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Cụm từ “nhất định” được nhấn mạnh trong Di chúc là sự dự báo và nhấn mạnh thắng lợi tất yếu của Nhân dân ta.

Năm 1960, trong diễn văn kỷ niệm 15 năm Quốc khánh, Bác đã nêu rõ: Chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc Việt Nam nhất định sẽ thống nhất, Bắc -Nam nhất định sẽ sum họp một nhà. Thực tế đã diễn ra năm 1975 như một minh chứng rõ đầy đủ nhất.

 Cuối năm 1967, trong lần đến thăm Quân chủng phòng không, không quân, Bác đã chỉ thị cho Tư lệnh quân chủng: “Sớm muộn rồi Mỹ cũng đưa B52 ra đánh Hà Nội. Phải dự kiến mọi tình huống càng sớm, càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị”, “Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội”. Chiến thắng lịch sử của trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 được Bác nêu ra 5 năm trước đó đã khẳng định Mỹ sẽ “thua trên bầu trời Hà Nội” là dự báo có tính thực tiễn trong nhận diện tình thế.

Trong thơ chúc tết cuối cùng năm 1969, Bác đã chúc tết Nhân dân với dự đoán và quyết tâm: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Bốn năm sau, Mỹ bị thua đau phải ngồi vào ký Hiệp định Pari ngày 27/1/1973, rút quân về nước và bằng cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975, quân dân ta đã đập tan bộ máy ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam.

Nhớ lại thời điểm tháng 6/1945, Bác đã trao đổi với đồng chí Võ Nguyên Giáp: “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Chỉ thị của Bác xuất phát từ nhận định tình hình trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 có nhiều biến chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam. Bằng quyết tâm và tận dụng thời cơ chín muồi, Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã làm cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, giành được độc lập cho dân tộc.

2. Theo quy luật thông thường của chiến tranh và xét về tương quan lực lượng quân sự, vũ khí, tiềm lực kinh tế giữa ta và Mỹ chênh lệch quá xa, có nhiều bất lợi, khó khăn cho Nhân dân ta. Nhưng từ tầm nhìn xa trông rộng, từ kinh nghiệm và nhận định đúng thời cuộc, Bác đã đánh giá đúng những khó khăn, thuận lợi của ta và bất lợi của địch. Bác đã nhận rõ bản chất phi nghĩa của quân xâm lược, không được sự ủng hộ của Nhân dân Mỹ và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đồng thời, xác định đúng tiềm lực tinh thần của Nhân dân Việt Nam với ý chí “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.  Bằng sức mạnh từ lòng dân, lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích biến thành sức mạnh tổng hợp như cha ông ta đã từng nhiều lần đánh bại các đội quân xâm lược. Từ thực tế trên chiến trường, Bác đã dự đoán đúng thời điểm thuận lợi, thời cơ chín muồi để giành thế chủ động cho những chiến dịch quyết định.

  Dự báo thiên tài của Bác chính là từ nhãn quan sắc bén, đánh giá đúng thời cuộc, đúng xu thế để có được nhận định, dự báo thắng lợi tất yếu. Những tiên đoán đó không phải siêu phàm, huyền bí mà là quá trình tích lũy từ lịch sử và thực tiễn, phân tích, đánh giá đúng tình hình, khái quát thành xu thế, quy luật khách quan.

Thực tế đó giúp cho Đảng ta hiện nay rút ra bài học trong nhận định tình hình, đề ra những quyết sách lớn cho sự phát triển của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã vạch ra chiến lược phát triển kinh tế, xã hội không chỉ trong một nhiệm kỳ mà định hướng phát triển cho 10 năm, 25 năm sau. Khi đưa ra những mục tiêu đó có người còn nghi ngại, thiếu niềm tin, số chống đối dè bỉu cho là hão huyền, thiếu cơ sở. Tuy nhiên, từ tầm nhìn trên cơ sở những thành tựu đạt được, những biến đổi mạnh mẽ của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới, Đảng ta đã đề ra mục tiêu phát triển mạnh mẽ. Đó cũng chính là nguyên lý vận động phát triển theo quy luật tự nhiên, xã hội của duy vật biện chứng.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top