ClockThứ Sáu, 13/08/2021 14:36

Dự báo điểm chuẩn nhiều ngành có thể tăng

TTH - Với mức điểm sàn vừa được Đại học (ĐH) Huế công bố ngày 12/8, các trường ĐH ở Huế dự báo điểm chuẩn có thể tăng ở một số ngành, khoảng từ 0,5 – 1,5 điểm.

Xét học bạ: Điểm trúng tuyển bổ sung đợt 1 của Đại học Huế từ 18 – 25 điểmĐiểm chuẩn vào các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố

Theo công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh ĐH hệ chính quy theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (điểm sàn) của Hội đồng Tuyển sinh ĐH Huế ngày 12/8 (ngoại trừ khối ngành đào tạo giáo viên, khoa học sức khỏe do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định) thì mức điểm sàn các ngành năm nay dao động từ 14 - 20, nhiều ngành có mức điểm sàn tăng nhẹ.

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế cho biết, năm nay, các ngành có mức điểm sàn 20 là thú y (Trường ĐH Nông Lâm), quản trị du lịch và khách sạn (Trường Du lịch). Ngành công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Nông Lâm) cũng có mức điểm khá cao là 19. Mức điểm sàn phổ biến của nhiều ngành ở các trường thành viên, đơn vị thuộc ĐH Huế từ 15 - 18 điểm. Riêng Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị, mức điểm sàn các ngành đều là 14.

Điểm sàn vừa được công bố khiến nhiều thí sinh quan tâm. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều ngành có mức điểm sàn tăng so với năm ngoái, nhiều thí sinh cho rằng khả năng điểm chuẩn sẽ tăng. Thí sinh Nguyễn Khánh Hà (TP. Huế) thắc mắc: “Điểm sàn tăng khả năng kéo theo điểm chuẩn tăng, nhưng băn khoăn lớn nhất là sẽ tăng khoảng bao nhiêu điểm, những ngành nào sẽ tăng mạnh”.

Dưới góc độ chuyên môn, đại diện các trường ĐH phân tích điểm chuẩn có thể tăng, nhưng phụ thuộc nhiều yếu tố. PGS.TS. Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế cho rằng, phải đợi kết thúc quá trình lọc ảo, dựa vào tình hình thực tế lượng thí sinh đăng ký xét tuyển mới đánh giá được mức điểm chuẩn, song, từ điểm sàn và phổ điểm thi, có thể dự báo một số ngành có thể tăng điểm chuẩn từ 0,5 – 2 điểm so với năm 2020, một số ngành vẫn có thể giữ bằng mức điểm năm ngoái.

ThS. Phan Thanh Tiến, Phó Trưởng phòng Đào tạo, đại diện bộ phận tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Ngoại ngữ nhận định, từ kết quả điểm sàn và các yếu tố liên quan, nhóm ngành của trường có điểm sàn thấp có thể giữ nguyên mức điểm chuẩn như năm 2020. Riêng những ngành có mức điểm sàn cao, mức điểm chuẩn năm nay có thể tăng từ 0,5 – 1,5 điểm. “Sau khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng mới có kết quả đánh giá đúng. Tuy nhiên, qua theo dõi tình hình tuyển sinh năm nay, có thể dự báo điểm chuẩn một số ngành tăng nhẹ”, ThS. Phan Thanh Tiến nói thêm.

Theo TS. Nguyễn Công Hào, nhìn vào phổ điểm thi năm nay, ngoại trừ môn lịch sử có đỉnh phổ điểm lệch nhẹ về bên trái, phổ điểm tất cả môn năm 2021 đều nghiêng mạnh về bên phải. Đợi sau thời gian thí sinh thực hiện quyền điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo phương thức trực tuyến (từ ngày 29/8 đến 17 giờ ngày 5/9), dựa vào nhiều yếu tố, cơ sở đào tạo sẽ quyết định điểm chuẩn. Tuy nhiên, trên kết quả phân tích phổ điểm, đặc biệt là phổ điểm môn sinh học, ngoại ngữ khá cao, những ngành có tổ hợp các môn sinh học, ngoại ngữ có thể tăng mạnh hơn về điểm chuẩn.

Điểm sàn là mức để các trường chấp nhận hồ sơ xét tuyển nhưng với một số ngành, điểm chuẩn có thể cao hơn điểm sàn khá nhiều. Tuy nhiên, theo đại diện các trường ĐH tại Huế, điểm sàn cũng là một cơ sở để thí sinh dựa vào đó xem xét, có thể điều chỉnh nguyện vọng. “Thí sinh nên so sánh điểm sàn năm nay với các năm, nghiên cứu mức điểm chuẩn khoảng 3 năm trở lại để tính toán khả năng điểm chuẩn và cơ hội trúng tuyển. Thông thường, điểm chuẩn không thay đổi quá 3 điểm so với mức điểm năm trước đó”, một cán bộ tuyển sinh đưa ra gợi ý.

Theo Hội đồng Tuyển sinh ĐH Huế, dự kiến từ ngày 12/9 đến 17 giờ ngày 15/9, sẽ thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1 theo quy chế tuyển sinh cho phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, sau đó sẽ họp Hội đồng tuyển sinh ĐH xét điểm trúng tuyển vào các ngành đào tạo của ĐH Huế theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 và công bố kết quả trúng tuyển trước 17 giờ ngày 16/9.

Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng

3.400 lượng vàng đã trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau 11 năm tạm ngừng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ghi nhận trên thị trường, giá vàng đã giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ thị trường thế giới cũng như thông tin về đấu thầu vàng miếng thành công.

Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top