Thế giới Thế giới
Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục
Ngày 8/2, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ có thể đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, mặc dù nhu cầu sẽ giảm.
Tàu chở khí hóa lỏng MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Trong báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn tháng 2, EIA dự báo sản lượng khí tự nhiên khô của Mỹ sẽ tăng lên 100,27 tỷ feet khối/ngày (2,8 tỷ mét khối) trong năm nay và 101,68 tỷ feet khối/ngày vào năm 2024, từ mức kỷ lục 98,09 tỷ feet khối/ngày vào năm 2022.
EIA cho biết tăng trưởng sản xuất khí đốt tự nhiên của Mỹ đã vượt xa tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong vài tháng qua, giúp hạ nhiệt giá khí đốt tự nhiên.
Cơ quan này dự báo trong năm nay, giá khí đốt tự nhiên giao ngay tại Trung tâm phân phối khí đốt tự nhiên Henry Hub ở bang Louisiana sẽ ở mức trung bình 3,4 USD/MMBtu (1 triệu Btu - đơn vị nhiệt của Anh, thường được sử dụng ở Mỹ). Mức giá này giảm gần 50% so với năm ngoái do thời tiết "ấm hơn thường lệ" vào tháng 1 năm nay, dẫn đến mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên ít hơn và lượng hàng tồn kho tăng trên mức trung bình trong 5 năm qua (2018-2022).
Tuy nhiên, EIA cho rằng giá khí đốt tự nhiên vẫn rất biến động. Báo cáo nêu rõ: "Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và tình trạng gián đoạn sản xuất vẫn có thể khiến giá khí đốt tự nhiên tăng đột biến ở cả Henry Hub và các thị trường khu vực. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ giảm dần khi bước vào mùa Xuân, đặc biệt là khi lượng tồn kho hiện đã tăng trở lại trên mức trung bình trong 5 năm qua".
EIA dự báo tồn kho khí đốt tự nhiên của Mỹ khi kết thúc mùa khai thác vào cuối tháng 3 ở mức hơn 1.800 tỷ feet khối, cao hơn 16% so với mức trung bình 5 năm qua. Xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) năm nay cũng được dự báo tăng 11% so với năm 2022 sau khi cơ sở Freeport hoạt động trở lại.
Báo cáo cũng dự báo mức tiêu thụ LNG toàn cầu tăng 1,1 triệu thùng/ngày vào năm nay và 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2024, chủ yếu do tăng trưởng ở Trung Quốc và các quốc gia khác không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Theo TTXVN
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát (23/03)
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững (21/03)
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD (21/03)
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên (21/03)
- Cuba bắt đầu mở cửa cho doanh nghiệp thương mại có vốn nước ngoài (21/03)
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước (20/03)
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương (20/03)
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng (20/03)
-
Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20
- Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịch
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- “Lướt tàu điện ngầm”, hành động nguy hiểm gia tăng đáng báo động ở New York (Mỹ)
-
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- ADB: Cần phát triển hơn nữa chương trình bữa ăn học đường cho trẻ
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịch
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- OECD: Triển vọng kinh tế châu Á “tương đối mạnh” dù tăng trưởng toàn cầu không mấy khả quan