ClockThứ Năm, 11/02/2016 14:51

Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 ở mức 6,7-6,8%

Các yếu tố quốc tế tương đối thuận lợi cho kịch bản tốt nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2016 là tăng trưởng cao, lạm phát thấp.

Năm 2016 sẽ là năm khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. Đây cũng là năm khởi đầu một tiến trình hội nhập mới khi hàng loạt cam kết hội nhập có hiệu lực. Chính phủ dự kiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay đạt 6,7% và tốc độ tăng CPI đạt dưới 5%. Hiện nền kinh tế được đánh giá sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa và kinh tế vĩ mô được giữ ổn định.

Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm nay sẽ đạt 6,6% (gần sát với mục tiêu kế hoạch của Chính phủ là 6,7%).


Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa và kinh tế vĩ mô được giữ ổn định. (Ảnh minh họa: KT)

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu chậm chạp, nợ xấu chưa được xử lý triệt để. Số liệu thống kê của Vietnam Report qua đợt khảo sát các doanh nghiệp lớn trong Bảng xếp hạng VNR500 2015 cuối năm 2015 cho thấy, có tới 47% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 1/2016 sẽ tiếp tục được duy trì ở mức ổn định, theo sát tỷ lệ đó là 43% số doanh nghiệp tin rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ được cải thiện giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả kinh doanh tốt nhất. 

Theo các chuyên gia kinh tế, các yếu tố quốc tế tương đối thuận lợi cho kịch bản tốt nhất của nền kinh tế là tăng trưởng cao, lạm phát thấp. Nhưng kịch bản này còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta trước cơ hội và thách thức từ các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Cộng đồng kinh tế ASEAN....

PGS.TS. Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục hồi phục tốt trong năm 2016 với hỗ trợ từ kinh tế thế giới hồi phục tốt hơn so với năm 2015. Khu vực FDI vẫn tiếp tục đóng góp lớn vào tăng trưởng và chúng ta sẽ có thêm những cơ hội từ việc hội nhập kinh tế quốc tế.

“GDP trong năm 2016 sẽ ở mức 6,7-6,8%, lạm phát có thể ở mức 2-2,5% bởi vấn đề tỷ giá vẫn có sức ép và tỷ giá trong năm nay có thể được điều chỉnh tăng, ảnh hưởng đến lạm phát. Theo dự đoán, giá dầu trong năm 2016 có thể giảm nhưng sẽ không ở mức sâu, do đó, sẽ không có ảnh hưởng lớn như năm 2015”, PGS.TS. Tô Trung Thành nhận định.

 

Cẩm Tú (Theo VOV)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế tự chủ, hội nhập

Việc nâng cao năng lực chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta trong tình hình mới.

Tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế tự chủ, hội nhập
Return to top