ClockThứ Sáu, 14/04/2017 09:08

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 ở mức 6,3%

Tăng trưởng GDP năm 2017 được Ngân hàng Thế giới dự báo ở mức 6,3% và trong 2 năm tới, tốc độ này sẽ tăng nhẹ lên 6,4%.

“Triển vọng của Việt Nam trong trung hạn vẫn thuận lợi. Tăng trưởng GDP năm nay được dự báo ở mức 6,3%, cao hơn năm ngoái 0,1%, nhờ tâm lý tốt trên thị trường và đầu tư trực tiếp nước ngoài.” Đây là nhận định được Ngân hàng Thế giới đưa ra tại họp báo công bố Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương tổ chức ngày 13/4 tại Singapore có kết nối trực tuyến với các quốc gia trong khu vực.

Báo cáo nhận định: Viễn cảnh chung các nước đang phát triển khu vực Đông Á sẽ duy trì ở mức tích cực trong vòng 3 năm tới nhờ cầu nội địa mạnh, kinh tế toàn cầu dần hồi phục và giá hàng hóa nguyên vật liệu tăng trở lại.

Công bố Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á Thái Bình Dương

Tăng trưởng đều và thu nhập của người lao động tăng lên, tình trạng nghèo trong khu vực cũng sẽ thuyên giảm. Tính trung bình, tất cả các nước khu vực Đông Á Thái Bình Dương dự báo tăng trưởng 6,2% trong năm nay và 6,1% trong năm 2018.

Tuy nhiên, khu vực vẫn phải đối mặt với các thách thức cả từ bên trong và bên ngoài. Đó là lãi suất tại Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến, tâm lý bảo hộ và chống toàn cầu hóa tại nhiều nước phát triển và tín dụng tăng nhanh tại nhiều nước Đông Á.

Ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cho biết, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và các tư tưởng chống toàn cầu hóa đang trở lại tại một số quốc gia phát triển, cụ thể qua việc một số nền kinh tế phản ứng với Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tuy rằng, tất cả mới chỉ dừng lại ở lời nói và chưa cụ thể hóa bằng hành động. Nhưng với sự gia tăng như hiện nay, các nước ủng hộ toàn cầu hóa cần có bước đi thận trọng và hành động cụ thể hơn về vấn đề này. Ngoài ra, cần tập trung tăng cường chính sách và khung thể chế hướng tới tăng năng suất lao động, đẩy mạnh xuất khẩu.

Còn tại Việt Nam, tăng trưởng GDP năm nay được Ngân hàng Thế giới dự báo ở mức 6,3%, trong 2 năm tới, tốc độ này sẽ tăng nhẹ lên 6,4%. Áp lực lạm phát tại Việt Nam nhìn chung ở mức thấp, do giá hàng hóa toàn cầu đang giảm. Chỉ số giá tiêu dùng năm nay dự báo tăng khoảng 4% và sẽ giữ nguyên trong 2 năm tới. Ngân sách sẽ được củng cố trong thời gian tới, bên cạnh đó, quá trình thoái vốn sẽ tăng nhanh và tỷ giá được duy trì ổn định.

Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, dù GDP quý 1 của Việt Nam chỉ tăng 5,1%, song các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của Việt Nam vẫn tốt. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đã có nhiều cải thiện trong 3 năm qua, nhờ các chính sách của Chính phủ. Dù vậy, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, Việt Nam vẫn cần tăng năng lực cạnh tranh để chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài.

“Triển vọng của Việt Nam trong trung hạn vẫn tích cực. Việt Nam sẽ duy trì được tốc độ phát triển dài hạn nếu đẩy mạnh tái cơ cấu. Dù vậy, tâm lý bảo hộ và rủi ro liên quan đến các biện pháp bảo hộ tại các nền kinh tế lớn sẽ là những thách thức với Việt Nam. Việt Nam cần đảm bảo tính bền vững của tài khóa trong trung hạn. Bên cạnh đó, cần chú trọng nhiều hơn đến chất lượng tăng trưởng, không phải chỉ là số lượng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, ông Sebastian Eckardt khuyến nghị.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top