Kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn
Dự báo xuất khẩu tôm sang EU đạt 800 triệu USD trong năm 2020
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hầu hết tôm nguyên liệu nhập khẩu vào EU sẽ được giảm thuế từ mức 12 - 20% xuống 0% ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Dự báo xuất khẩu tôm sang EU tăng 15%, đạt 800 triệu USD trong năm 2020.
- » Xuất khẩu tôm sang ASEAN: Những lợi thế về thuế quan và tiềm năng thị trường
- » Phạt đến 1 tỷ đồng, tù 1-5 năm nếu nhập khẩu, phát tán tôm hùm đất
- » Xuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm có nhiều tín hiệu tích cực
- » Xuất khẩu tôm kỳ vọng bứt phá trong những tháng cuối năm
- » Xuất khẩu tôm sang EU giảm mạnh
- » Mỹ ngăn chặn nhập khẩu tôm từ nhiều doanh nghiệp Malaysia do sử dụng kháng sinh
- » Xuất khẩu tôm Việt Nam được dự báo thuận lợi hơn trong năm 2020
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD, giảm 17,7% so với năm 2018. Tuy nhiên, trong quý cuối cùng của năm 2019, xuất khẩu tôm sang EU có chiều hướng tốt hơn, không giảm sâu như 3 quý đầu năm.
Theo đại diện VASEP, Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2020 có thể tạo kỳ vọng cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong năm 2020.
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy ở khu công nghiệp phường 8, thành phố Cà Mau. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12 - 20 % xuống 0 %, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0 % sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Về lợi thế cạnh tranh thuế nhập khẩu vào EU, tôm của Việt Nam sẽ có lợi thế rõ rệt so với các nước sản xuất khác. Cụ thể, với tôm sú xuất sang EU sẽ được giảm từ mức thuế GSP 4,2% về 0 % ngay khi hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0 % sau 5 năm. Trong khi đó, Thái Lan không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12 %, Ấn Độ không có FTA chịu thuế GSP 4,2 %, Indonesia hưởng thuế GSP4,2 %, Ecuador thuế cơ bản 12 %.
Khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa chuộng, phân khúc thị trường cao cấp rộng, đủ dư địa các doanh nghiệp tôm Việt lựa chọn các hệ thống phân phối thuỷ sản vừa tầm cung ứng của mình. Năm 2020 diễn ra vòng chung kết Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu (UEFA Euro 2020), cũng có thể khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản bao gồm tôm trong khu vực tăng.
Nửa đầu tháng 1/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 17,5 triệu USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong quý I/2020 vẫn giảm mạnh do dịch COVID-19, các nhà nhập khẩu EU chưa mua vào nhiều do chờ giá giảm, Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với Ecuador trên thị trường EU do Ecuador không xuất được sang Trung Quốc, chuyển hướng sang EU.
Tuy nhiên, VASEP dự báo xuất khẩu tôm sang EU cả năm 2020 sẽ khả quan hơn năm 2019 vì ngành tôm có thể tận dụng ưu đãi thuế quan từ FTA, có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia vì khả năng 3 nước này sẽ không tập trung cho thị trường EU khi mà sản lượng của họ dự báo không tăng trong năm nay.
Dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU sẽ tăng khoảng mức khả quan nhất là 15%, đạt 800 triệu USD trong năm 2020.
Theo Báo Tin tức
- Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão (29/06)
- Giá xăng dầu liên tục 'lập đỉnh' khiến CPI tháng 6 tăng 0,69% (29/06)
- TP. Huế tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy mùa nắng nóng (29/06)
- GRDP tăng 6,92% trong 6 tháng đầu năm (29/06)
- Xu hướng thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu và bao bì sản phẩm (29/06)
- 5 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí (29/06)
- Dự báo biến động thị trường phân bón từ nay đến cuối năm (29/06)
- Mở rộng tuyến “huyết mạch” Hà Công (29/06)
-
Mở rộng tuyến “huyết mạch” Hà Công
- Tăng tần suất hoạt động tại Phố đêm Hoàng thành Huế lên 3 tối/tuần
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã
- Chưa như kỳ vọng
- Bộ Tài chính xây dựng biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP áp dụng đối với 603 dòng thuế
- Thúc đẩy đầu tư công: Khó đến đâu gỡ đến đó
- Không nên tuyệt đối hóa cái đúng
- Định rõ mục tiêu để phát triển bền vững
- Thủ tướng khảo sát một số nhà máy, dự án công nghệ cao tại Đà Nẵng
- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Hãng bay đầu tiên của Việt Nam đạt khai thác tầm bay mở rộng trên 180 phút
- Lực lượng kiểm lâm tuyên truyền lưu động bảo vệ rừng
- Tạo thị trường tái chế, tái sử dụng rác
- Tự động hóa trong sản xuất, giảm sức lao động
- Thúc đẩy đầu tư công: Khó đến đâu gỡ đến đó
- Tiến độ cảng cá Tư Hiền sau hơn nửa năm thi công
- Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý: Hạn chế phá rừng
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã
- Không nên tuyệt đối hóa cái đúng
- Trợ lực phát triển doanh nghiệp tư nhân
-
Tăng trưởng tín dụng đạt hơn 17% trong sáu tháng đầu năm 2022
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ