ClockThứ Tư, 06/05/2020 06:00

Dư địa cho cải cách còn rộng

TTH - Những cải cách về môi trường đầu tư và kinh doanh tiếp tục có những cải thiện đáng kể - thông qua sự hài lòng của doanh nghiệp (DN).

Công bố PCI năm 2019: Thừa Thiên Huế tăng 10 bậcCải thiện chỉ số PCI và nâng cao chất lượng giáo dục

(PCI – chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2019 vừa công bố vào sáng 5/5/2020 cho thấy điều này. Qua 15 năm công bố chỉ số này, PCI 2019 có điểm trung vị cao nhất. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) có đến 70 -80% DN bày tỏ sự hài lòng với cơ quan công quyền. Niềm tin của DN cũng được củng cố. Có hơn 50% DN cho biết sẽ mở rộng quy mô trong 2 năm đến. Năm 2019, mỗi ngày trên toàn quốc có khoảng 380 DN được thành lập.

PCI được thiết kế với 10 chỉ số thành phần, phản ánh mối quan hệ giữa chính quyền và DN tạo nên môi trường đầu tư và kinh doanh như thế nào. Hay nói một cách khác, môi trường kinh doanh như thế nào, tốt hay không tốt. Điều gì đã tốt, điều gì chưa tốt, mặt nào cần phải cải thiện mạnh mẽ hơn… được phản ánh qua sự hài lòng của DN ở các chỉ số thành phần. Đã là DN mà việc tiếp cận đất đai còn khó, thủ tục còn chậm thì làm sao phát huy tốt năng lực sản xuất kinh doanh và cạnh tranh. Muốn làm một việc gì đó cho DN mà phải “lót tay” (từ ngữ của một chỉ số thành phần của PCI gọi là “Chi phí không chính thức “) thì làm sao không làm tăng chi phí cho DN… Trong bức tranh ngày càng sáng về môi trường kinh doanh, thì đáng tiếc thay vẫn còn những lĩnh vực cải cách còn chậm. Thủ tục vẫn còn phiền hà cho DN. Tại buổi công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ông Vũ Tiến Lộc đã ao ước rằng: “Giá như DN nước mình không gian nan đối phó với thủ tục để toàn tâm toàn ý đối diện với thị trường thì đất nước này sẽ còn phát triển đến đâu!”.

Như vậy, hiểu theo một cách khác là dư địa cải cách vẫn còn rất rộng. Có đến 59% DN cho biết họ còn gặp nhiều khó khăn về tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng. 63% DN cho biết họ gặp khó khăn về khách hàng. Và có vẻ như, dù chúng ta hô hào, cấp trên có quyết tâm cải cách quyết liệt thì về đến cấp dưới, tức là bộ phần thực thi vẫn còn làm khó DN. Có đến hơn 50% DN cho biết, họ phải trả chi phí không chính thức. Chính quyền chỉ cần tập trung gỡ khó cho DN về những điều nêu trên thì cũng đồng nghĩa tạo ra những điều kiện tốt hơn cho DN. Các địa phương tập trung cải thiện chỉ số cạnh tranh nghĩa là tập trung cải thiện những rào cản cho DN, cũng có nghĩa là cải thiện chính những điểm yếu của chính quyền.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, có một điểm đáng lưu ý là trong khi nhóm có PCI thấp đã vượt lên thì nhóm cao chưa có những bứt phá nào đáng kể. Điều này cho chúng ta một hình dung, có vẻ như những cải cách đã “đụng trần”. Về mặt nào đó, môi trường kinh doanh chưa hoàn toàn tốt mà có dấu hiệu đụng trần về cải cách là điều cũng đáng trăn trở, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm
Vì người dân phục vụ

Phòng Cảnh sát quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Công an tỉnh luôn xác định, cải cách hành chính là khâu đột phá tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả trên tất cả các mặt công tác, phục vụ Nhân dân tốt hơn; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Vì người dân phục vụ
Return to top