Y tế - Sức khỏe Tin tức y tế
Du khách quốc tế và câu chuyện khẩu trang
TTH.VN - Một vài du khách quốc tế vẫn tỏ ra thờ ơ với chuyện đeo khẩu trang. Trước thực trạng đó, nhiều đơn vị lữ hành, điểm tham quan đã khuyến cáo và khuyên những du khách này đeo khẩu trang, với lý do đảm bảo an toàn.
Trong khi người dân Huế đang ý thức rất tốt cho chuyện đeo khẩu trang ở nơi công cộng thì ngược lại, một vài du khách quốc tế vẫn tỏ ra thờ ơ
Ngoài việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay nước sát khuẩn, cơ quan y tế còn khuyến cáo mọi người nên dù khỏe mạnh, không có triệu chứng bệnh về đường hô hấp cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực tập trung đông người, phương tiện giao thông công cộng. Điều này vừa đảm bảo an toàn cho bản thân lẫn mọi người xung quanh trong quá trình tiếp xúc.
Không khó để thấy hình ảnh những du khách quốc tế vô tư, không đeo khẩu trang ở một số tuyến đường nằm trên khu phố Tây gồm Phạm Ngũ Lão, Võ Thị Sáu, Chu Văn An hay một số tuyến đường lân cận. Thậm chí ở những điểm tham quan đông đúc người.
“Dù mình đã cảnh báo rằng ở khu này đã phát hiện một ca nhiễm COVID-19 và căn dặn họ nên đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng nhưng họ (những vị khách quốc tế - PV) vẫn coi thường” – nữ nhân viên phục vụ ở một quán cà phê trên đường Võ Thị Sáu kể và cho biết, ngược lại người dân Huế thời điểm này ý thức rất tốt trong chuyện mang khẩu trang.
Anh Lê Hồng Thủy, chủ một doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn TP. Huế cho hay, thời điểm này lượng khách quốc tế đến Huế đang giảm trầm trọng, nhưng vẫn còn một lượng khách lưu trú nhất định. Việc du khách quốc tế không đeo khẩu trang trong thời điểm bình thường không đáng nói, vì đó là thói quen và văn hóa của họ. Tuy nhiên, những lúc như thế này, khi ra đường đến nơi công cộng, các du khách quốc tế cần “nhập gia tùy tục”, để tự bảo vệ mình là trên hết, cũng như tạo ra sự an tâm cho người xung quanh.
Anh Thủy dẫn giải, hình ảnh hai vị du khách nước ngoài nhiễm COVID-19 sau đó lây sang cho một nữ nhân viên Điện máy xanh ở Đà Nẵng cũng có nguyên nhân từ việc không đeo khẩu trang. “Tôi nghĩ, các du khách cần thông cảm và hiểu tình cảnh hiện tại. Dù hơi bất tiện, nhưng việc đeo khẩu trang đến nơi đông người, tiếp xúc với những người xung quanh là rất cần thiết. Trong chuyện này, các doanh nghiệp lữ hành, đơn vị tổ chức tour cũng nên khuyến cáo và hỗ trợ khẩu trang cho khách”, anh Thủy chia sẻ.
Từ 16/3, thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang nơi công cộng có tập trung đông người (như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...) - đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. |
Thời điểm này, ngay tại Việt Nam nói chung và Huế nói riêng, sự xuất hiện của COVID-19 đang là mối đe dọa. Người dân dù không có bệnh nhưng vì đảm bảo an toàn thường đeo kín khẩu trang đến nơi đông người. Vì thế, du khách nước ngoài khi đến đây du lịch cũng cần cảm thông, chia sẻ. Sự cảm thông, chia sẻ ấy như là một cách cùng toàn cầu phòng chống dịch bệnh, hạn chế sự lây lan tối thiểu.
Bà Đinh Hoài Trai, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế - đơn vị hiện đang quản lý các điểm tham quan thu hút rất nhiều khách quốc tế như Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị cho biết, lâu nay việc không đeo khẩu trang là thói quen, và văn hóa của nhiều du khách, đặc biệt du khách đến từ các nước châu Âu. Thế nhưng, giữa tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khó lường như thế việc đeo khẩu trang ở các điểm du lịch là rất cần thiết.
Vì thế, ngoài chuẩn bị nước rửa tay sát khuẩn, các điểm tham quan nằm trong sự quản lý của Bảo tàng Mỹ thuật Huế còn chuẩn bị khẩu trang và phát miễn phí cho du khách. “Ban đầu du khách quốc tế tỏ ra khó chịu. Nhưng khi được chúng tôi giải thích cặn kẽ, họ cũng rất vui lòng và ủng hộ. Và những ngày gần đây nhiều du khách dần hiểu, ý thức được hơn khi tự đeo khẩu trang từ bên ngoài vào khu vực tham quan, chứ không cần phát miễn phí”, bà Trai chia sẻ.
Bác sĩ Hoàng Văn Đức - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh nói rằng, Bộ Y tế đã khuyến cáo rất rõ ràng với những ai phải đeo khẩu trang, cần đeo khẩu trang và không bắt buộc với những trường hợp nào. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn ra, vẫn có hiện tượng du khách quốc tế thờ ơ, không chịu đeo khi đến nơi đông người. Vì thế, ông sẽ có ý kiến với các ban ngành liên quan đến việc vận động du khách nước ngoài đeo khẩu trong thời điểm chống dịch COVID-19 hiện nay.
Bài, ảnh: Nhật Minh
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng (25/06)
- Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về liều tiêm, đối tượng tiêm vaccine COVID-19 (25/06)
- Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4.0 (24/06)
- Đảm bảo cấp cứu y tế và phòng dịch COVID-19 trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (23/06)
- 6 dấu hiệu người mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế điều trị (23/06)
- Mua kit test Việt Á: Nơi giá 500 nghìn, chỗ đắt nhất hơn 1 triệu/bộ (22/06)
- Hương Thủy: 15 năm liên tục vượt chỉ tiêu hiến máu tình nguyện (21/06)
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết (21/06)
-
Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết
- Tuyên truyền để người dân đồng thuận tiêm mũi 4 vắc-xin phòng COVID-19
- Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
- Bộ Y tế trình 2 phương án ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2022-2023
- Có phụ huynh đưa con đến trạm y tế rồi quay về
-
Nền tảng cho nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước
- 32 vaccine, sinh phẩm được Cục Quản lý Dược cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành
- Hương Thủy: 15 năm liên tục vượt chỉ tiêu hiến máu tình nguyện
- Họp trực tuyến toàn quốc về công tác y tế và phòng, chống dịch bệnh
- Mua kit test Việt Á: Nơi giá 500 nghìn, chỗ đắt nhất hơn 1 triệu/bộ
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết
- Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4.0
- 6 dấu hiệu người mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế điều trị
- Đảm bảo cấp cứu y tế và phòng dịch COVID-19 trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
- Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về liều tiêm, đối tượng tiêm vaccine COVID-19