Thế giới

Du lịch toàn cầu giảm 25%, 50 triệu vị trí việc làm đối mặt với nguy cơ do COVID-19

ClockThứ Bảy, 14/03/2020 14:50
TTH.VN - Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới mới đây cho biết, dịch COVID-19 đang đặt hơn 50 triệu vị trí việc làm trong ngành lữ hành và du lịch toàn cầu đối mặt với rủi ro. Điều này được thể hiện rõ nhất khi du lịch quốc tế gần như giảm ¼ trong năm 2020 này.

WHO tuyên bố châu Âu hiện là 'trung tâm' của đại dịch COVID-19Đức chi ít nhất 550 tỷ Euro cứu nền kinh tế trước đại dịch Covid-19Nhiều quan chức, người nổi tiếng trên thế giới nhiễm SARS-CoV-2Phát hiện 'hành lang dịch COVID-19' ở Bắc bán cầuDịch COVID-19 ngày 13-3: Số người chết tại Ý vượt ngưỡng 1.000, Úc hủy giải F1

Du lịch toàn cầu giảm 25%, 50 triệu việc làm đối mặt với nguy cơ do COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Sự bùng phát của dịch bệnh “rõ ràng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với toàn ngành du lịch và cả những người đang làm trong ngành. Ngay cả những du khách có nhu cầu đi lại nhiều cũng bị ảnh hưởng, tờ CNA dẫn tuyên bố của hội đồng khẳng định.

Du lịch toàn cầu chững lại trong vòng 3 tháng của năm 2020 có thể dẫn đến hậu quả tương ứng là công việc giảm khoảng 12% - 14%. Điều này chính là hồi chuông kêu gọi chính phủ các nước loại bỏ hoặc đơn giản hóa thị thực bất cứ khi nào có thể. Cộng với đó là giảm thuế du lịch và giới thiệu nhiều ưu đãi khi dịch bệnh được kiểm soát.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh du lịch chiếm 10% GDP và số lượng việc làm thế giới.

Cập nhật tình hình chống dịch tại một số quốc gia, chính phủ New Zealand ngày 14/3 tuyên bố triển khai kiểm soát biên giới chặt chẽ nhất thế giới để chống lại sự lây lan của dịch bệnh. Trong đó, yêu cầu tất cả các du khách nhập cảnh vào nước này, bao gồm cả người dân New Zealand từ nước ngoài trở về phải tự cách ly 2 tuần. Điều lệnh bắt đầu có hiệu lực từ trưa ngày 15/3.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhận định các biện pháp nghiêm khắc là điều cần thiết để dịch bệnh không tiếp tục lây lan nhanh.

Như vậy, bên cạnh việc Israel và một số ít quần đảo Thái Bình Dương đã đóng cửa biên giới, New Zealand sẽ gia nhập vào danh sách những quốc gia có hạn chế ở khu vực biên giới nghiêm khắc nhất trên toàn cầu. Tuy đất nước này chỉ mới ghi nhận 6 trường hợp dương tính và không ca tử vong, song lãnh đạo New Zealand khẳng định mọi biện pháp chống dịch cần được thực hiện sớm khi con số thương vong hoàn toàn có thể tăng lên.

Tại Australia, số trường hợp xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 đã tăng lên và chạm mốc 203 người vào ngày 14/3. 6 trường hợp mới đều là những người gần đây có du lịch nước ngoài. Đến thời điểm hiện tại, Australia có 3 ca tử vong do COVID-19.

Thủ tướng Australia Scoot Morrison ngay lập tức kêu gọi cấm toàn bộ hoạt động tụ họp không cần thiết trên 500 người từ ngày 16/3, kết hợp với đó là hủy bỏ nhiều sự kiện, cuộc họp trực tiếp trong thời gian tới.

Colombia sẽ đóng cửa biên giới với Venezuela, đồng thời ngưng nhập cảnh các du khách đã ở châu Âu và châu Á trước khi đến nước này.

Sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về đại dịch COVID-19, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ virus SARS-CoV-2 vào sáng ngày 14/3 để cung cấp dịch vụ xét nghiệm miễn phí và chi trả cho các trường hợp nhiễm bệnh. Động thái được triển khai như một trong chuỗi những nỗ lực giới hạn tác động của dịch COVID-19.

Tại châu Á, Hàn Quốc ngày 14/3 đã báo cáo số ca phục hồi hiện cao hơn số ca nhiễm mới. Xu hướng tích cực kéo dài trong 2 ngày liên tiếp làm tăng hi vọng rằng ổ dịch nghiêm trọng nhất ở châu Á, ngoài Trung Quốc có thể đang chậm lại.

Thống đốc Tokyo Yuriko Koike mới đây cho biết, các biện pháp chống dịch triệt để sẽ được thực hiện nhằm chống lại sự lây lan của dịch COVID-19 khi Nhật Bản tổ chức lễ rước đuốc Olympic 2020. Nữ lãnh đạo cũng tái khẳng định việc chuẩn bị cho thế vận hội “an toàn và đảm bảo” vẫn tiếp tục tiến hành.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top