ClockThứ Ba, 26/05/2015 07:22

Trung tâm BTDTCĐ Huế khẳng định cơ sở xác tín của hiện vật

TTH - TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế nhấn mạnh như vậy khi trao đổi thông tin xung quanh những nghi vấn liên quan đến cổ vật xe kéo mà dư luận đặt ra trong những ngày qua.
Có một số thông tin nghi ngờ chiếc xe kéo - cổ vật đầu tiên Việt Nam đấu giá thành công tại nước ngoài vừa được đưa về Huế trưng bày sau hơn 100 năm lưu lạc không phải là hiện vật do chính nhà vua đặt làm quà tặng thái hậu Từ Minh, mà chỉ là một sản phẩm bình thường trong cung. Một trong những nguyên nhân phát sinh nghi vấn trên là trên bản thân chiếc xe kéo không có dấu hiệu của hoàng gia như rồng, phụng…
Hình ảnh so sánh hoa văn trên xe kéo và trên một số hiện vật của triều Nguyễn. Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế cung cấp
“Về chiếc xe kéo, chúng tôi khẳng định việc đấu giá này có đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học để thực hiện”, TS. Phan Thanh Hải nói và dẫn giải, sau khi được ông Dương Chí Dũng – Đại sứ Quán tại Pháp thông tin về 2 cổ vật của nhà Nguyễn được đấu giá tại Pháp, ông Dương Trung Quốc – Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - đã báo về Trung tâm BTDTCĐ Huế. Đây là nguồn tin rất uy tín. Thêm vào đó, xe kéo này có hồ sơ rõ ràng, được thành lập từ năm 1907, thời điểm nó được vua Thành Thái bán đi. Thậm chí, còn có cả tờ giấy bán viết tay của vua Thành Thái bằng chữ quốc ngữ, chứng minh đó là đồ vật thuộc sở hữu của nhà vua. Việc tham gia đấu giá cổ vật này có sự nhất trí ủng hộ của lãnh đạo địa phương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao. Trước khi đấu giá, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này, họ đều xác định đây là cổ vật triều Nguyễn, có giá trị cao và nên mua.

Xe kéo được trưng bày tại Tả Trà

 
Liên quan đến hồ sơ gốc của hiện vật này, TS. Phan Thanh Hải cho biết: Hiện hồ sơ đang trong quá trình chuyển về, nhưng phía Trung tâm BTDTCĐ Huế có toàn bộ bản scan hồ sơ dài 39 trang. “Sau khi chiếc xe kéo tay đấu giá thành công, chúng tôi đã mất 10 tháng để đấu tranh với Bảo tàng Guimet (Bảo tàng nghệ thuật Á châu - Pháp). Sự tranh chấp quyết liệt giữa họ với mình cũng là lý do để chúng ta càng thêm khẳng định đây là hiện vật rất đáng quý. Trung tâm có sưu tầm một số hình ảnh về những chiếc xe kéo từng được sử dụng đầu thế kỷ 20 của vua Khải Định, Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, thái tử Bảo Long... Tất cả những chiếc xe này đều có hình thức khá đơn giản, không có trang trí rồng phụng hay các dấu ấn hoàng gia. Hơn nữa, xe kéo là phương tiện tân thời lúc đó, nó không nằm trong điển chế của triều Nguyễn (như mũ, áo, võng lọng, kiệu, cáng...) nên khó có thể đòi hỏi nó phải được làm theo điển chế. “Vì những lý do trên, tôi có thể khẳng định và hoàn toàn tin tưởng rằng, chiếc xe kéo mà chúng tôi đấu giá thành công tại Pháp là chiếc xe do vua Thành Thái đặt làm để tặng thái hậuTừ Minh”, TS. Phan Thanh Hải nhấn mạnh.
Tin, ảnh: Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Return to top