Dư luận Argentina tiếp tục ủng hộ phán quyết của PCA về Biển Đông
Ngày 27/7, Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam (ICAV) đã ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Hay (Hà Lan) đưa ra hôm 12/7 vừa qua về vụ kiện liên quan tới Biển Đông.
.jpg)
Tuyên bố của ICAV nêu rõ phán quyết của Tòa Trọng tài đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông, đảm bảo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà các bên đã tham gia ký kết, đồng thời nhấn mạnh quyết định này có hiệu lực pháp lý đối với tất cả các bên có liên quan.
ICAV cũng yêu cầu các nước liên quan phải tuân thủ phán quyết, có trách nhiệm bảo vệ hòa bình theo quy định của luật pháp quốc tế và phản đối các hoạt động gây căng thẳng tại Biển Đông như tăng cường sự hiện diện, lắp đặt thiết bị quân sự; xây dựng các đảo nhân tạo; cản trở các quyền chính đáng của ngư dân và tự do hàng hải.
Cùng ngày, hãng truyền thông Equilibrium Global cũng đăng bài phân tích của chuyên gia các vấn đề quốc tế Vanina Fattori đánh giá cao phán quyết của Tòa Trọng tài về vấn đề Biển Đông.
Theo chuyên gia Fattori, Trung Quốc cần thực thi quy định của luật pháp quốc tế.
Chuyên gia Fattori cho rằng trước những năm 40 của thế kỷ trước, Bắc Kinh chưa từng có tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, trong khi Việt Nam có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền đối với hai quần đảo có vị trí địa chiến lược quan trọng này.
Tác giả bài viết cũng tố cáo những hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua như việc tàu cá Trung Quốc được 2 tàu tuần tra hộ tống đã cắt cáp của tàu nghiên cứu thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam năm 2012 trong Vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, hay như việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014./.
Theo Vietnam+
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày (18/04)
- Sông Mekong trước những bất thường (17/04)
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019 (17/04)
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ (17/04)
- Trung Quốc nộp văn kiện phê chuẩn RCEP cho Tổng thư ký ASEAN (17/04)
- Nhật Bản nỗ lực để tổ chức thế vận hội, các nước khác chống dịch trong cùng tâm thế (17/04)
- Tổng thống Biden đề cử ông Marc Knapper làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam (16/04)
- Brexit ảnh hưởng đến trung tâm tài chính London nghiêm trọng hơn dự kiến (16/04)
-
Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”