Dư luận quốc tế về vụ kiện “Đường lưỡi bò”
TTH - Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) có trụ sở lại The Hague, Hà Lan ngày 7/7 đã bắt đầu xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, được biết đến như là vụ kiện “đường lưỡi bò”.
Tòa án quốc tế vào cuộc
Trong phiên điều trần đầu tiên (7-13/7), các nhóm pháp lý của Philippines đưa ra lập luận rằng, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) khi cản trở quyền đánh bắt và khai thác nguồn tài nguyên của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của chính nước này.
![]() |
Bãi cạn Scarborough, tâm điểm tranh chấp của vụ kiện. Ảnh: CNN |
Năm thành viên Hội đồng trọng tài đã đề nghị tổ chức phiên điều trần thứ hai hôm 13/7. Trong phiên tranh tụng này, phái đoàn Chính phủ Philippines giữ vững lập luận khẳng định, PCA có đủ thẩm quyền xử lý vụ kiện về tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Edwin Lacierda phát biểu với báo giới: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho bản kiến nghị này trong một năm nay, vì vậy các luật sư đã sẵn sàng, trong đó có cố vấn pháp luật của chính phủ Florin Hilbay, là luật sư trưởng đứng đầu nhóm pháp lý của Manila”. Đồng thời, Tổng thống Lacierda tự tin phía Philippines sẽ thắng kiện.
Mặc dù nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, các rạn san hô xuất hiện trên bản đồ Trung Quốc như một phần lãnh thổ của Bắc Kinh, được phân định bởi “đường 9 đoạn” mà luật sư của Philippines khẳng định là “không có cơ sở trong luật pháp quốc tế”.
Nhằm cố tình chiếm giữ khu vực rộng lớn này, Trung Quốc cho xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo. Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, các hoạt động xây dựng diễn ra tại các rạn san hô xuất hiện các doanh trại và một đường băng dài 3.000m, dấy lên lo ngại Trung Quốc dự định sử dụng các đảo nhân tạo nhằm mục đích quân sự.
Sẽ phán quyết sau 3 tháng nữa
PCA cho phép Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản cử phái đoàn nhỏ đến tham dự với tư cách là quan sát viên.
Vụ kiện cũng nhận được sự theo dõi sát sao của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, ông nói: “Điều quan trọng là các nước trong khu vực giải quyết vấn đề này thông qua đối thoại, bằng biện pháp hòa bình và thân thiện”. LHQ sẵn sàng “cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, nhưng đầu tiên, các vấn đề này nên được giải quyết giữa các bên liên quan”, nhà lãnh đạo LHQ nói thêm.
Hoa Kỳ cũng đang theo dõi chặt chẽ các phiên tố tụng, khi căng thẳng trong khu vực do hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng leo thang.
Phiên tranh tụng thứ hai tại Tòa trọng tài thường trực (PCA) kết thúc hôm 15/7. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết, PCA dự kiến sẽ ra phán quyết sau ba tháng nữa.
|
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng, Washington giữ thái độ trung lập đối với tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông. “Chúng tôi sẽ không đưa ra mệnh lệnh hay chỉ dẫn cho một giải pháp pháp lý nào. Đó là quyền quyết định của chính phủ các nước liên quan”. Ông này nói thêm: “Chúng tôi mong muốn họ giải quyết theo đúng luật, bằng các biện pháp hòa bình và phương thức ngoại giao”.
Trước tuyên bố của Washington, các nhà phân tích cho rằng, dù không lựa chọn đứng về phía nào, Hoa Kỳ nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh gây hấn và xây dựng phi pháp trên Biển Đông.
Theo nhật báo Singapore Straitstimes, dù Tòa trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, thắng lợi này cũng chỉ mang tính biểu tượng, vì Trung Quốc từng tuyên bố không chấp nhận bất cứ phán quyết nào. Tuy nhiên, thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio cho rằng, phán quyết có lợi cho Manila sẽ khiến Bắc Kinh bẽ mặt trước cộng đồng quốc tế.
Theo hãng thông tấn Hoa Kỳ CNN, nếu Bắc Kinh bác bỏ phán quyết có lợi cho Philippines, cộng đồng quốc tế sẽ có thể gây áp lực để buộc nước này phải tuân theo.
Lê Thảo (Tổng hợp và lược dịch từ AP, ANN & The Star)
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (01/07)
- Cambodia Angkor Air nối lại chuyến bay đến Preah Sihanouk và Đà Nẵng (01/07)
- Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thông (01/07)
- Bhutan sẽ mở cửa trở lại du lịch từ tháng 9/2022 (01/07)
- Lãnh đạo Lào, Cuba khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương (01/07)
- Singapore có nguồn cung thịt gà mới - Indonesia (30/06)
- Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực (30/06)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
-
World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo