ClockThứ Năm, 21/02/2019 07:15

Dự phòng dịch tả lợn châu Phi

TTH - Trước thông tin xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (TLCP) tại Hưng Yên và Thái Bình, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh khuyến cáo: Ngoài thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh lở mồm long móng, các địa phương cần tăng cường các biện pháp phòng dịch...

8 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Hưng Yên và Thái BìnhSẵn sàng ứng phó dịch tả lợn Châu PhiNguy cơ dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao

Tiêu độc khử trùng là biện pháp dự phòng quan trọng

Xuất hiện ở 20 quốc gia

Thông tin từ Cục Thú y vào chiều 19/2, dịch TLCP đã xuất hiện tại 3 hộ trên địa bàn 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Bình.

Cục đã phối hợp với các chi cục, chính quyền tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi với 257 con; tổng vệ sinh phun thuốc sát trùng liên tục khu vực có dịch; thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch; tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn các xã có dịch và các địa phương xung quanh; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quanh có dịch.

Được biết, trong 2 năm qua, bệnh dịch TLCP được ghi nhận xuất hiện có ở 20 quốc gia với trên 1 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc cũng đã phát hiện 105 ổ dịch tại 25 tỉnh, với 950.000 con lợn bị mắc bệnh phải tiêu hủy.

Tăng cường biện pháp dự phòng 

Sáng 20/2, Chi cục CN&TY hoàn thành dự thảo công văn khẩn trình UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường giải pháp dự phòng phòng dịch TLCP trên địa bàn; phối hợp với chính quyền các địa phương lân cận thực hiện nghiêm công tác kiểm soát, phòng dịch.

Người dân cần chủ động dự phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi

Dịch TLCP là một bệnh rất nguy hiểm, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh; có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Biểu hiện lợn bệnh là sốt rất cao, chết từ từ chứ không chết ồ ạt như các loại bệnh lây qua đường hô hấp. Do không có thuốc chữa, lợn mắc bệnh có tỷ lệ chết 100% ở tất cả các loại lợn con, lợn thịt, lợn rừng, lợn bản…

Hiện, trên địa bàn tỉnh có tổng đàn lợn trên 162 ngàn con, đàn lợn nái duy trì 35 ngàn con. Trong đó có 63 trang trại có quy mô doanh thu trên 1 tỷ đồng (bao gồm trang trại gà, lợn), 11 trang trại lợn; gà – lợn liên kết chuỗi với các công ty lớn như Thái Việt, CP Việt Nam…

Ông Nguyễn Văn Hưng thông tin, trước mắt, Chi cục CN&TY phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương tăng cường việc kiểm tra, giám sát chặt, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Chi cục CN&TY sẽ lấy mẫu gửi xét nghiệm và tổ chức tiêu hủy theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y; đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ, lấy mẫu gửi xét nghiệm đối với lợn có dấu hiệu bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ hoặc trong quá trình vận chuyển các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích…

Chi cục trưởng Chi cục CN&TY khuyến cáo: Dịch TLCP là loại bệnh đặc chủng trên đàn lợn, không lây bệnh cho động vật khác và không ảnh hưởng sức khỏe, lây bệnh sang con người. Vì thế, người chăn nuôi cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp khử trùng chuồng nuôi bằng vôi bột, thuốc sát trùng; không nên hoang mang, tẩy chay tiêu dùng sản phẩm thịt lợn.

Chính quyền các địa phương, nhất là lực lượng thú y và mặt trận các thôn, tổ dân phố bám sát từng hộ chăn nuôi trên địa bàn. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu; không mua bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Người chăn nuôi tập trung vệ sinh, khử trùng chuồng trại bằng vôi bột, hoặc hóa chất; vệ sinh và khử trùng phương tiện vận chuyển, người ra vào cơ sở chăn nuôi theo qui trình kỹ thuật chăn nuôi và vệ sinh phòng dịch; nếu thực hiện tốt công tác dự phòng sẽ giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch.

UBND các huyện, thị xã, TP. Huế thành lập các đoàn kiểm tra thường xuyên về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là tại các địa bàn có nguy cơ cao, các cửa khẩu, đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới; khẩn trương phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó dịch. Các địa phương bố trí thêm kinh phí triển khai, tiêu độc khử trùng đồng loạt và định kỳ, tăng thêm để hạn chế mầm bệnh.

Hiện đã có chính sách hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi nếu đàn lợn bị tiêu hủy, nên người dân cần khai báo đến chính quyền, cơ quan thú y địa phương để được hỗ trợ xử lý dịch bệnh; tuyệt đối không bán chạy lợn bệnh, không tự ý vứt xác lợn chết ra môi trường, làm dịch bệnh lây lan, phát tán.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khoanh vùng, dập dịch, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan

Thông tin bước đầu, đã có 6 lợn nái, 40 lợn thịt tại một trang trại trên rú cát ở Quảng Điền bị chết, nghi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các cơ quan chức năng đang tiến hành các biện pháp cần thiết để dịch không lây lan trên diện rộng.

Khoanh vùng, dập dịch, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan
Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm

Ngành nông nghiệp cùng với các địa phương, hộ chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống không để xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi gia súc, gia cầm (GSGC) theo tinh thần không chủ quan, lơ là sau lũ.

Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm
Phòng dịch khi lũ rút

Trong và sau mưa lũ, Sở Y tế tổ chức họp trực tuyến nắm bắt tình hình, đồng thời chú trọng phòng, chống dịch ở Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền... Tại các cơ sở y tế vùng thấp trũng, việc xử lý môi trường, truyền thông cho người dân được thực hiện ngay khi nước rút…

Phòng dịch khi lũ rút
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19

Tại buổi làm việc các ngành, địa phương về công tác tiêm chủng trên địa bàn tỉnh chiều 10/11 do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì, các cơ quan chức năng nhận định, tình hình dịch COVID-19 vẫn còn rất phức tạp.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19
Return to top