ClockThứ Năm, 08/10/2015 14:59

Dự thảo Bộ Luật Hàng hải: Nên quy định bảo hộ quyền vận tải nội địa?

TTH.VN - Góp ý Dự thảo Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, có ý kiến đề nghị nên quy định bảo hộ quyền vận tải nội địa.

Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, sáng 8/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Bộ Luật Hàng hải Việt Nam. Nội dung bảo hộ vận tải nội địa và nội dung 3 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong dự thảo bộ luật được nhiều đại biểu tham gia góp ý.

Đại diện các ngành tham gia phát biểu tại hội nghị 

Các ý kiến góp ý nhất trí với những quy định tại dự thảo bộ luật về chính sách phát triển hàng hải theo hướng xã hội hóa. Theo đó thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, phát triển các luồng, tuyến góp phần hiện đại hóa ngành hàng hải trong nước.

Ông Nguyễn Vũ Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng với thực tiễn vận tải hàng hải nội địa Việt Nam thì dự thảo nên quy định bảo hộ quyền vận tải nội địa.

“Vận tải nội địa hiện nay hầu hết đều do doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm. Nếu chúng ta mở cửa thị trường này cho nước ngoài chắc chắn sẽ bóp chết vận tải biển trong nước. Cụ thể, những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp tư nhân của ta sẽ không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp rất lớn của nước ngoài. Chúng tôi cho rằng từ thực tiễn thế giới người ta cũng không mở cửa thị trường vận tải nội địa, nên chúng ta chưa mở cửa thị trường nội địa là phù hợp”.

Về quy định 3 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong dự thảo bộ luật, một số đại biểu cho rằng đóng mới, phá dỡ, sửa chữa tàu biển không nằm trong 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã quy định trong Luật Đầu tư và kinh doanh, do đó dự thảo bộ luật cần quy định rõ ràng.

Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hà Nội đề nghị bộ luật không nên quy định giao điều khoản này cho Chính phủ để tránh trái với Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh.

“Đóng mới, sửa chữa phá dỡ tàu biển không nằm trong 267 ngành nghề kinh doanh trong Luật Đầu tư và kinh doanh. Vì liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân tức là công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Chúng tôi đề nghị phải quy định cụ thể chi tiết điều kiện để kinh doanh các nghề trên ngay trong luật, không giao cho Chính phủ quy định vì không phù hợp với Hiến pháp năm 2013 theo nguyên tắc chỉ có luật mới hạn chế quyền con người, quyền công dân”./.

Nguyên Nhung/VOV - Trung tâm Tin
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long
Return to top