ClockThứ Ba, 26/09/2017 14:57

Du thuyền trên sông Hương: Phát triển chưa mạnh

TTH - Cùng một nhóm bạn toàn là dân trong nghề du lịch, chúng tôi tổ chức một tour du thuyền trên sông Hương thơ mộng, hữu tình...

Thuyền phục vụ khách du lịch trên sông Hương. Ảnh: Diên Thống

Thời điểm không phù hợp?

Đến bến Tòa Khâm lúc 15h, nhìn trên bến lèo tèo một vài hành khách qua lại. Bến thì thuyền đã đỗ kín chỗ vì không có ai đến thuê thuyền ngắm sông. Chúng tôi lên thuyền với tâm trạng ít hào hứng vì sông Hương giờ này cũng chỉ có chúng tôi. Mọi người đều an ủi với nhau , biết đâu mình chạy lên lăng Minh Mạng sẽ có người đông vui.

… Thuyền rời bến ngược sông Hương lên lăng Minh Mạng, cả một quãng đường dài thuyền chúng tôi vẫn một mình giữa mênh mông sông nước. Băng qua vườn trái cây Kim Long, đến Thủy Biều, rồi đến Hương Long, Hương Hồ thuyền chúng tôi vẫn lặng lẽ dạo chơi. Đến điện Hòn Chén, chúng tôi quyết định cho thuyền quay lại, thả chậm trôi và tổ chức vui hát trên sông.

Lúc này, nhiều người lại thắc mắc: “Tại sao thời tiết đẹp như thế, dòng sông thơ mộng đến thế nhưng không có ai tổ chức tour du lịch trên sông nhỉ. Hay chúng ta chọn thời điểm không phù hợp?”. Hỏi chủ thuyền, anh chỉ biết lắc đầu vì bản thân thuyền của anh cũng ít được thuê du thuyền mà chủ yếu là phục vụ dịch vụ ca Huế trên sông Hương vào buổi tối.

Phát triển chưa mạnh

Hiện nay, thuyền sông Hương cũng khá đông hơn 200 chiếc, song công suất hoạt động vẫn còn hạn chế. Tại Bến thuyền Tòa Khâm, hàng ngày vẫn có một số chủ thuyền ngồi đón khách, giá du thuyền 1 giờ 200.00đ/thuyền đơn và 400.000đ/1 giờ thuyền đôi. So với các địa phương khác có tour du lịch trên sông như Cần Thơ, Vĩnh Long… thì mức giá này còn khá thấp, nhưng lượng khách đến đăng ký không đáng là bao.

Anh Huy, một hướng dẫn viên du lịch kể: “Tôi đã nhiều lần đến sông Sein của Pháp, hay sông Theme của Anh, mình không phải tự hào chứ sông Hương của mình đẹp và sang trọng gấp nhiều lần so với họ, song ở họ, người ta khai thác bài bản, có chương trình, có lộ trình, giá tiền thì cao ngất ngưởng nhưng hành khách vẫn tham quan tour du thuyền ngắm sông rất đông. Còn ở mình thì lèo tèo vài khách, ngay cả hôm nay là thứ bảy, trời đẹp đến vậy, song sông Hương lại vắng lặng, quả thật là lãng phí. Tôi nghĩ, các nhà làm du lịch ở Huế nên suy nghĩ vấn đề này để khai thác dòng sông Hương một cách hợp lý và hiệu quả hơn”.

Trong một lần gặp nhau trên sông Hương, tôi tiếp xúc với du khách người Mỹ, tên là Thomas, anh cho biết: “Đã một vài lần đến Huế, tôi rất thích dòng sông này, nó đẹp và lãng mạng vô cùng. Đáng quý nhất là hai bên dòng sông Hương vẫn còn thảm cỏ xanh tự nhiên, dọc cả tuyến, dòng sông vẫn đẹp, còn giữ được cảnh quan. Đây là điều tuyệt vời cho tour khám phá dòng sông tự nhiên. Thật đáng tiếc, sông Hương vẫn chưa được khai thác một cách có hiệu quả, đó là một điều quá uổng phí”.

Anh Châu, một chủ thuyền lâu năm ở Huế nói rằng, đầu tư một chiếc thuyền không đơn giản. Trung bình một chiếc thuyền đôi nếu đóng mới cũng mất hơn 2 tỷ đồng, song để thu hồi được vốn không dễ, do thuyền mới dừng lại ở phục vụ ca Huế hàng đêm trên sông Hương, trong khi giá thuê mỗi chuyến ca Huế cũng hơn trăm ngàn đồng (kể cả chi phí xăng dầu) thì khó khăn vô cùng. Việc du thuyền lâu lâu mới có, chủ yếu là khách “nhà mình” nên cũng không đáng là bao.

Hiện tour du lịch trên sông Hương còn quá vắng lặng, mong sao, các ngành, các cấp liên quan nghiên cứu đẩy mạnh hơn nữa tour du thuyền trên sông Hương để không chỉ làm phong phú thêm điểm du lịch hấp dẫn mà còn giúp cho những người làm du lịch có thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập.

Bửu Hòa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa mới
Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình

TIN MỚI

Return to top