ClockThứ Bảy, 19/12/2020 21:47

Đưa áo dài truyền thống vào cuộc sống đương đại

TTH.VN - “Phục hưng Quốc phục Việt và đưa áo dài truyền thống vào cuộc sống đương đại” là chủ đề buổi tọa đàm do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức chiều 19/12 trong khuôn khổ Ngày hội Áo dài Huế 2020, thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nghệ nhân.

Quảng diễn áo dài bằng xích lôTrời mưa, Huế vẫn rộn ràng với áo dài và ẩm thựcÁo dài vào hội

Nghệ nhân Năm Tuyền chia sẻ cách làm của mình trong việc đưa áo dài ngũ thân vào cuộc sống đương đại

Từ trước đến nay, nhiều hội thảo được tổ chức khắp ba miền đã phân tích những khía cạnh lịch sử, tập quán sử dụng, chức năng, giá trị văn hóa, xã hội, nghệ thuật, bản sắc văn hóa của áo dài… Tuy nhiên, vấn đề phục hưng Quốc phục Việt và đưa áo dài truyền thống vào đời sống đương đại vẫn còn bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện.

Theo các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, để đưa áo dài vào đời sống là điều không dễ dàng, cần thời gian với nhiều hoạt động tôn vinh, quảng bá để mọi người thay đổi cách nhìn, cách tiếp cận với chiếc áo dài. Nhiều thợ may áo dài vẫn chưa hiểu rõ về truyền thống, nhiều trí thức chưa hiểu rõ ý nghĩa của chiếc áo dài đã vội vàng phản đối; trong đó, định kiến với chiếc áo dài nam còn nặng.

Họa sĩ Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt, Chủ nhiệm Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống nhấn mạnh, áo dài nếu may đúng, mặc đúng sẽ rất đẹp, là biểu tượng văn hóa độc đáo của dân tộc. Để áo dài lan tỏa vào đời sống đương đại, phải có áo đẹp, được may đúng, may đẹp, mặc đẹp và phù hợp...

Buổi tọa đàm cũng nghe những chia sẻ liên quan đến việc phục hưng áo dài ngũ thân từ kinh nghiệm của CLB Đình làng Việt; cách tiếp cận mới trong việc đưa áo dài ngũ thân vào cuộc sống đương đại từ góc nhìn của nghệ nhân Năm Tuyền. TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cũng nêu rõ định hướng và những nỗ lực của Thừa Thiên Huế trong việc phục hưng Quốc phục Việt và xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất
Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ

TIN MỚI

Return to top