ClockThứ Tư, 16/07/2014 04:32

Đưa bằng chứng lịch sử đến gần công chúng

TTH - 400 hình ảnh, tư liệu tại triển lãm "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam" khai mạc ngày 15/7 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh là bằng chứng hùng hồn về chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam, củng cố thêm niềm tin, tình yêu của nhân dân đang hướng về Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu.

Bằng chứng xác thực

Công chúng đến xem triển lãm

Tại triển lãm, lực lượng cảnh sát biển vùng 2 đã trao tặng quốc kỳ từng được treo trên tàu các lực lượng bảo vệ chủ quyền Tổ quốc ở quần đảo Hoàng Sa cho đại diện Sở VHTT&DL. Viễn thông tỉnh, Sở VHTT&DL trao 55 triệu đồng ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Trường Sa - Hoàng Sa.

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: “Triển lãm cung cấp cho người xem những bằng chứng lịch sử xác thực khẳng định chủ quyền liên tục của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; giới thiệu những biện pháp đấu tranh khôn khéo của Việt Nam; những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền; sự dũng cảm, mưu trí, kiên cường của các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư; ý chí của những ngư dân đang ngày đêm bám biển và những chia sẻ, động viên kịp thời của nhân dân cả nước với các lực lượng đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”.

Thu hút người xem nhất là chuyên đề Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Đó là Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ cổ phương Tây do người Bồ Đào Nha, Hà Lan vẽ từ năm 1571 đến năm 1914, được xuất bản tại các nước Hà Lan, Mỹ, Anh, Pháp...; hệ thống bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa do phương Tây vẽ và hệ thống bản đồ Trung Quốc xuất bản không có Hoàng Sa, Trường Sa. Các tập công văn hành chính, tài liệu Châu bản, Bộ công tấu, tư liệu sắc chỉ triều Nguyễn, trong đó có ghi chép khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam và do nhà nước phong kiến Việt Nam quản lý...
Những bằng chứng lịch sử này đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ rất sớm, bằng con đường hòa bình và được các triều đại phong kiến, các nhà nước Việt Nam thời cận đại và hiện đại liên tục thực thi và bảo vệ chủ quyền một cách hợp pháp. Đồng thời cho thấy, nhiều tư liệu, bản đồ do các nước phương Tây và do chính Trung Quốc công bố trong hàng trăm năm qua chứng minh Trung Quốc không có chủ quyền đối với 2 quần đảo này cũng như những vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Những tư liệu, bản đồ này chính là chứng cứ để bác bỏ những luận điểm sai trái của Trung Quốc về “chủ quyền lịch sử” của họ đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Chung sức bảo vệ chủ quyền
Người xem cũng xúc động với những hình ảnh nóng nhất, chân thực nhất về những hành động ngang ngược, trái phép của Trung Quốc tại vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và sự kiên trì, quyết tâm bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ bằng giải pháp hòa bình của các lực lượng thực thi nhiệm vụ Việt Nam, củng cố thêm niềm tin và tình yêu của người dân luôn hướng về biển đảo. Ông Lê Khắc Tiến, Chủ tịch Hội CCB phường An Tây chia sẻ: “Những hình ảnh, tư liệu này đã chứng minh sự thật rành rành rằng, Việt Nam có chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước và nhân dân Việt Nam, dù ở thời kỳ nào trong lịch sử, dù ở trong hay ngoài nước, luôn có ý thức về chủ quyền thiêng liêng của đất nước và sẵn sàng đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia. Vì thế, chúng ta có quyền tự hào, tin tưởng chúng ta sẽ chiến thắng”.
Với chiến sĩ trẻ Trần Thị Nam Phương (Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh), những hình ảnh tại triển lãm hun đúc thêm cho em quyết tâm bảo vệ quê hương: “Là người Việt Nam và là cán bộ chiến sĩ của Bộ đội Biên phòng, tôi luôn có quyết tâm phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc. Triển lãm này càng củng cố thêm cho chiến sĩ chúng tôi bản lĩnh, tâm huyết để quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam”.
Phát biểu tại triển lãm, đồng chí Phan Công Tuyên, UVTVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định: “Những bằng chứng lịch sử quan trọng và có ý nghĩa thiết thực này sẽ luôn nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải phấn đấu không ngừng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là tấm lòng yêu nước của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế nguyện phát huy truyền thống hào hùng, bất khuất của dân tộc, luôn đồng tâm, đồng sức một lòng hướng về biển đảo thân yêu của Tổ quốc”.
Tham dự triển lãm, Đại tá Trần Văn Dũng - Chính ủy Cảnh sát biển Vùng 2 xúc động: “Triển lãm là nguồn động viên to lớn cổ vũ trực tiếp cho những người giữ biển, những người thực thi nhiệm vụ trên lục địa. Chúng tôi càng vững tin, phấn khởi hơn bởi sau lưng và bên cạnh chúng tôi là nhân dân, đất nước Việt Nam, trong đó có Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế”.
Minh Hiền – Hồng Hải
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồn phố trong Khanh

Phố trong nét cọ của họa sĩ Hoàng Đăng Khanh như đưa người xem đắm chìm theo nhiều cảm xúc khác nhau: bình yên, lãng mạn, liêu xiêu, xa lạ, đâu đó là chơi vơi, cô đơn. Bao nhiêu năm theo đuổi đề tài phố, người họa sĩ xứ Huế này vẫn không hề mệt mỏi. Bởi với anh, chính những góc phố ấy đã nuôi dưỡng không chỉ tâm hồn mà còn cho anh những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.

Hồn phố trong Khanh
Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ

Phòng tranh con giáp do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và họa sĩ Đặng Mậu Tựu thực hiện đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những góc nhìn thú vị về rồng - loài linh vật trong truyền thuyết.

Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ
Ngắm di sản từ “Vọng Huế”

Hơn 20 tác phẩm hội họa vẽ về đề tài di sản Huế vừa được họa sĩ Lê Hữu Long giới thiệu đến công chúng tại triển lãm có tên “Vọng Huế”, khai mạc chiều 10/1 tại Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế).

Ngắm di sản từ “Vọng Huế”
Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên

Sáng 9/1, Hội sinh viên Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế phối hợp với Đoàn thanh niên trường tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2024 chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2024).

Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên
“Quê nẫu” - Tiếng yêu thương trong hành trình trở về của Đặng Mậu Tựu

Đặng Mậu Tựu, một họa sĩ tràn đầy năng lượng sáng tạo không biết mệt mỏi. Trở về với quê hương bản quán Bình Định, với nơi chôn nhau cắt rốn, ông mang theo cả một gánh hành trang nặng trĩu trái tim mình trong những câu chuyện của sắc màu. Vẫn phong cách tươi tắn sôi nổi, nhiệt huyết yêu thương của một họa sĩ của xứ dừa Tam Quan nhưng lỡ say mê sông Hương núi Ngự, ngỡ rằng đang ẩn mình trong cõi chiêm bao, hóa ra lại trần thế như một hạt bụi nhân gian vô thường vậy.

“Quê nẫu” - Tiếng yêu thương trong hành trình trở về của Đặng Mậu Tựu
Return to top