ClockThứ Tư, 20/11/2019 14:10

Đưa chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư

TTH - Đây sẽ là hệ lụy nếu không có sự quản lý của chính quyền địa phương, nhất là khi việc ô nhiễm của chăn nuôi ở các khu vực dân cư hầu như chưa được kiểm soát.

Tù túng, ngột ngạt, khó thở là điều mà nhiều người dân sống ở kiệt 79 đường Minh Mạng (thuộc phường Thủy Xuân - TP Huế) phải chịu đựng trong rất nhiều năm qua. Mặc dù đã dùng bạt quây kín mặt trước khu chuồng trại, song điều này không ngăn được mùi hôi và những tác động khác đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh. Do chăn nuôi theo hộ gia đình, nên có lẽ việc đầu tư hệ thống chuồng trại chưa được lưu ý đúng mức, nhất là hệ thống xả thải.

Ngại ngần, sợ đụng chạm và cố gắng chịu đựng để giữ hòa khí là điều mà nhiều người trong hoàn cảnh tương tự đã chia sẻ, dù mỗi ngày họ đã tìm mọi cách để hạn chế sự ô nhiễm. Chẳng hạn như bịt kín cửa; đổi khung giờ sinh hoạt chung của gia đình hoặc ra khỏi nhà nhiều hơn. Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều người khác đã trao đổi khi phàn nàn về việc người khác nuôi chim yến trong khu vực mình ở. Dù không giống như nuôi heo, nhưng những tác động từ máy phát âm thanh gọi/dụ chim yến cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, học tập và nhịp sống của cư dân.

Đây sẽ là hệ lụy nếu không có sự quản lý của chính quyền địa phương, nhất là khi việc ô nhiễm của chăn nuôi ở các khu vực dân cư hầu như chưa được kiểm soát. Có nơi, có chỗ còn thả nổi. Ngay cả việc nuôi chim yến cũng gần như chưa có một đánh giá tác động cụ thể nào. Người dân chưa biết việc cấp phép xây nhà nuôi yến, đánh giác tác động môi trường có được thực thi hay là đang để người dân tự phát ngày một nhiều hơn như hiện nay. Đấy là chưa kể những tác động và hệ lụy khác khi không quản lý được dẫn đến không kiểm soát được mầm bệnh từ chăn nuôi các loại. Cũng có nghĩa là chưa định lượng hết được những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.

Nhận diện vấn đề và những tác động từ việc chăn nuôi thiếu kiểm soát này, mới đây, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu chính quyền các địa phương thống kê các cơ sở chăn nuôi dự kiến phải di dời, tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục rà soát bổ sung, đề xuất các khu vực cụ thể không được phép chăn nuôi (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường), khu vực nuôi chim yến.

UBND tỉnh cũng đã yêu cầu phải báo cáo trước ngày 31/12 tới đây nội dung quy định khu vực nội thành, nội thị, khu dân cư không được phép chăn nuôi, khu vực nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đúng chủ trương, phù hợp tình hình thực tế và có tính khả thi.

Với người dân, nhất là người dân ở trong các khu vực bị tác động của việc chăn nuôi này, đây là hành động sát thực tiễn đời sống và có thể xem đó như là một yêu cầu phải được thực hiện để đưa việc chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư.

Nguyễn An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bí quyết từ cụm dân cư ba năm không sinh con thứ ba

Năm 2023, toàn tỉnh có 4 cụm dân cư duy trì ba năm liền không sinh con thứ ba trở lên được UBND tỉnh khen thưởng. Trong số này, huyện Quảng Điền có 2 thôn và huyện Phong Điền có 2 thôn làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).

Bí quyết từ cụm dân cư ba năm không sinh con thứ ba
Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Ngày 7/3, Đoàn công tác của tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, xác định các khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Chăn nuôi hữu cơ, an toàn dịch bệnh

Trong điều kiện dịch bệnh đang hoành hành thì chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), hữu cơ là hướng đi tất yếu đối với các tổ chức, hộ cá nhân.

Chăn nuôi hữu cơ, an toàn dịch bệnh
Return to top