ClockThứ Tư, 24/02/2016 09:57

Đưa chiến tranh biên giới vào sách giáo khoa: chờ sách thì rất lâu!

Ông Nguyên Dư Trai, người dân phường Tây Lộc, thành phố Huế bày tỏ, việc Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung SGK mới để giảng dạy về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là đúng đắn để giáo dục thế hệ trẻ

Đưa chiến tranh biên giới vào sách giáo khoa: Giáo viên ủng hộ

Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa cho biết, Bộ sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung sách giáo khoa (SGK) mới.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Bộ GD-ĐT đang lắng nghe ý kiến của các nhà sử học, người dân. Thời gian tới, khi công bố khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa nội dung về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, hải chiến Hoàng Sa... vào SGK với dung lượng phù hợp.


Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung sách giáo khoa mới (ảnh minh họa)

Từ những năm trước, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai Đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập lịch sử Khánh Hòa ở trường phổ thông” do Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Khánh Hòa chủ biên. Sau đó, nội dung này đã được biên soạn thành tài liệu bồi dưỡng giáo viên và giảng dạy trong trường phổ thông. 

Tiến sĩ Nguyễn Kim Hoa cho biết, trong lúc chờ đợi SGK thì Bộ GD-ĐT nên biên soạn các chuyên đề để hướng dẫn giáo viên giảng dạy thành các tiết độc lập trong trường phổ thông.

“Những vấn đề Bộ GD-ĐT chuẩn bị để đưa vào SGK, nếu chờ sách thì rất là lâu. Biên tập sách đâu phải là có ngay được. Trong lúc chờ đợi để có những bộ sách chính thức, bây giờ có thể bổ sung trước thành những chuyên đề, cho anh em tập huấn, rồi đưa vào giảng dạy một cách độc lập. Địa phương có cả đề tài nhỏ viết về Trường Sa, có bổ sung sử địa phương, nhất là thế mạnh tiềm năng biển đảo”- Tiến sĩ Kim Hoa nói.

** Ông Phạm Quang Hùng, Nguyên Trưởng Bộ môn lịch sử, trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết, việc đưa vào, mở rộng việc giảng dạy vấn đề chiến tranh biên giới,  bảo vệ biển đảo là điều rất cần thiết trong lúc này.

Ông Quang Hùng nhấn mạnh: “Tôi thấy đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung SGK mới là cần thiết, các biến cố lịch sử rất lớn, trong dòng chảy lịch sử như vậy không thể đứt quãng được, đó là truyền thống chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt là tình hình biển Đông hiện nay, Trung Quốc đang có những mưu đồ trên biển Đông, không thể không đưa phần này được. Không chỉ để cho các thế hệ mai sau hiểu về lịch sử mà còn để nói rõ với thế giới rằng là chúng ta không quên lịch sử”.

** Cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế cho rằng, những sự kiện lịch sử như chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới Việt -Trung, những sự kiện ở Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta cần phải đưa vào SGK để cho các em học và nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về lịch sử.

Thực ra trong quá trình dạy, giáo viên đã có lồng thêm những thông tin về quần đảo Hoàng Sa, Trưởng Sa, những sự kiện về chiến tranh biên giới, chiến tranh  Việt-Trung để các em hiểu được hơn về lịch sử.

** Ông Nguyên Dư Trai, người dân phường Tây Lộc, thành phố Huế bày tỏ, việc Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung SGK mới để giảng dạy về chiến tranh  bảo vệ Tổ quốc biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là đúng đắn để giáo dục thế hệ trẻ sau này biết được truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông mà học tập, noi theo.

Các cuộc chiến này đối với nhân dân Việt Nam chúng ta là bảo vệ  chủ quyền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Thời lượng đưa vào càng sâu càng tốt.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối tình sắt son nơi đầu sóng

Bên chân sóng, trước hải trình đến quần đảo Trường Sa, tôi đã “gặp” một cuộc chia tay của đôi tình nhân đặc biệt. Họ là vợ chồng, cũng là đồng chí đồng đội, “xếp lại” tình riêng vì tình cảm lớn lao hơn…

Mối tình sắt son nơi đầu sóng
Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa -Kỳ 3: Xanh giữa trùng khơi

Quần đảo Trường Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc, trạm gác tiền tiêu bảo vệ đất nước. Trên những hòn đảo giữa trùng khơi ấy, màu xanh đang vươn lên, vững chắc yêu thương, niềm tin, sức mạnh.

Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa 
 -Kỳ 3 Xanh giữa trùng khơi
Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa - Kỳ 2: Điểm tựa nơi đầu sóng

Đồng hành, hỗ trợ ngư dân đi qua những tai ương, hiểm nguy, xây dựng niềm tin yêu, cán bộ chiến sĩ (CBCS) hải quân là điểm tựa vững chắc, để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế; chung tay làm “cột mốc sống” giữ gìn biển đảo Trường Sa, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa - Kỳ 2 Điểm tựa nơi đầu sóng
Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa - Kỳ 1: Tổ quốc từ biển

Đầu năm 2024, tôi vinh dự được cùng 100 phóng viên báo, đài trên khắp mọi miền đất nước, cùng đoàn công tác Vùng 4 Hải quân, do Đại tá Lê Đình Hải, Phó Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 146, làm Trưởng đoàn, mang quà tết; thăm, chúc tết nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024 đối với cán bộ, chiến sĩ (CBCS) và Nhân dân đang sinh sống, thực hiện nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa. 18 ngày trải qua khắc nghiệt của sóng gió và cách trở, để thấu những hi sinh, kiên trung thầm lặng, lớn lao, của biết bao thế hệ người lính, làm nên lá chắn vững chắc từ hướng biển, điểm tiền tiêu thiêng liêng, bảo vệ Tổ quốc.

Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa - Kỳ 1 Tổ quốc từ biển
Thương nhớ hải trình mang xuân đến Trường Sa

Đến quần đảo Trường Sa vào những ngày cuối năm, bao giờ cũng là hải trình đầy gian nan, bởi đây là mùa trên biển thời tiết bất thường, sóng to gió lớn. Nhưng đối với lực lượng hải quân Vùng 4, cứ trước mỗi thềm xuân mới, có những con tàu vẫn luồn sóng, lựa gió, thực hiện sứ mệnh đẹp đẽ, chở quà tết, tình cảm của đất liền, chở mùa xuân đến với đồng chí, đồng đội và Nhân dân đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thương nhớ hải trình mang xuân đến Trường Sa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top