ClockThứ Hai, 08/05/2017 13:57

"Đứa con" của Đại úy Hùng

TTH - Với tinh thần trách nhiệm và niềm đam mê trong nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, Đại úy Nguyễn Phi Hùng, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Vinh Hiền (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) đã dành nhiều tâm huyết để cải tiến hệ thống bia bắn kiểm tra bài 2 súng tiểu liên AK với tên gọi VH15, góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện tại đơn vị.

VH15 được đưa vào sử dụng trong huấn luyện tại Đồn Biên phòng Vinh Hiền

Chúng tôi gặp Đại úy Nguyễn Phi Hùng khi anh và đơn vị đang chuẩn bị giáo án, mô hình học cụ cho lễ ra quân huấn luyện năm 2017. Qua câu chuyện của anh, chúng tôi được biết, ngay từ khi về nhận công tác tại Đồn Biên phòng Vinh Hiền, Đại úy Nguyễn Phi Hùng luôn chịu khó tìm tòi, nghiêm cứa các tài liệu về công tác huấn luyện cũng như học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ từ đồng đội, đồng nghiệp, nhất là các thế hệ đi trước. Đại úy Hùng tâm sự: "Qua thời gian làm công tác huấn luyện tại đồn biên phòng, tôi nhận thấy muốn có kết quả và chất lượng huấn luyện tốt, ngoài truyền đạt về nội dung kiến thức, thì việc sử dụng các phương tiện, mô hình, vật chất trực quan sinh động phục vụ huấn luyện giữ vai trò không kém phần quan trọng, giúp cho người học dễ hiểu, dễ nhớ”.

Đại úy Nguyễn Phi Hùng nhận thấy có nhiều nhược điểm của hệ thống bia bắn kiểm tra bài 2 súng tiểu liên AK ảnh hưởng nhiều đến kết quả công tác huấn luyện như: Hệ thống bia hiện đang được sử dụng còn thô sơ và mất nhiều thời gian, chân bia dài và nặng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển, mang vác; quá trình bắn phải sử dụng nhiều người để điều khiển bia và báo bia, chủ yếu là ngồi dưới hố để vừa giữ bia và điều khiển bia, khi báo bia phải lên xuống rất khó khăn, nhất là tuyến biển bởi hệ thống thao trường chủ yếu là tận dụng các bãi biển, nên phải ngâm mình trong nước suốt quá trình làm nhiệm vụ báo bia. Hơn nữa, khi bắn bia di động thường hay bị đứt dây; yếu tố cân bằng của bia không bảo đảm, thường bị lệch trái hoặc lệch phải...

Nhiều đêm thức trắng đọc các tài liệu, nghiên cứu, khắc phục những nhược điểm của hệ thống bia và sau nhiều lần thử nghiệm với không ít thất bại, cuối cùng hệ thống điều khiển bia sử dụng cho huấn luyện, bắn kiểm tra bài 2 súng tiểu liên AK với tên gọi VH15 của Đại úy Hùng đã ra đời, với hệ thống điều khiển từ xa để ẩn, hiện bia; phát hiện kết quả bắn từ xa mà không cần kiểm tra thực tế trên bia; giảm bớt được số người phục vụ và thời gian kiểm tra không kéo dài so với sử dụng hệ thống điều khiển bia trước đây… Từ những ưu điểm đó, "đứa con" VH15 của anh đã được đưa vào huấn luyện tại đơn vị với kết quả khả quan.

Đại tá Lê Văn Phương, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác huấn luyện của BĐBP tỉnh cho biết: Hiện nay, công tác huấn luyện và kiểm tra bắn súng tiểu liên AK bài 2 ở các đồn biên phòng diễn ra ở nhiều địa hình khác nhau, hệ thống thao trường không thuận lợi, chưa đảm bảo yêu cầu của bài bắn, ảnh hưởng nhiều đến công tác huấn luyện, kiểm tra tại các đơn vị. Vì vậy, mô hình “VH15” bước đầu cho thấy có rất nhiều ưu điểm để tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện, đưa vào sử dụng rộng rãi thời gian tới.

Võ Tiến

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp

Đam mê công việc, gắn bó trực tiếp với sản xuất, nhiều người lao động đã cho ra đời những sáng kiến mang lại giá trị thực cho đơn vị, doanh nghiệp (DN).

Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ
Return to top