ClockThứ Hai, 18/03/2019 05:30
Thi công bến số 3 Cảng Chân Mây:

Đưa công nghệ mới vào xử lý bùn thải

TTH - Áp dụng công nghệ mới vào xử lý bùn thải, tiến độ thi công bến số 3 cảng Chân Mây (Phú Lộc) đang được đẩy nhanh để hoàn thành các hạng mục còn lại của công trình.

Bến số 3 Cảng Chân Mây sẽ đưa vào hoạt động vào tháng 6/2019Cảng Chân Mây đón du thuyền Coral Princess

Thời điểm hiện nay, trên công trường bến số 3 cảng Chân Mây, hàng chục công nhân đang thi công các hạng mục kè, cầu bến, cầu cảng...

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, chủ đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ Bến số 3 cảng Chân Mây

Trần Đình Quốc, cán bộ giám sát thuộc Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế (chủ đầu tư) cho biết: Hiện tại hạng mục thi công bến cầu tàu phân đoạn 1 đã đổ bê tông sàn hoàn thành; phân đoạn 2 đang thi công lắp sàn đạo, lắp thép dầm với tỷ lệ hoàn thành toàn bộ khoảng 34% khối lượng công việc. Hạng mục kè và cầu bến đã hoàn thành 85% khối lượng công việc. Đơn vị bơm bùn đang đưa tàu hút ra điểm thi công, lắp ống chuẩn bị cho việc bơm bùn từ khu nạo vét vào bờ.

Ông Trần Đình Quốc, cán bộ giám sát thông tin, trước đó, việc “loay hoay” tìm phương án và chờ sự chấp thuận của cơ quan chức năng (thủ tục nhận chìm bùn) trong việc xử lý bùn nền đất yếu đã làm tiến độ công trình bị “chững” lại. Nay đưa công nghệ mới vào xử lý bùn nạo vét giúp công trình đẩy nhanh tiến độ.

Theo đó, khối lượng bùn nạo vét ở khu vực trước bến, luồng và vũng quay tàu trong quá trình thi công (khoảng 1,2 triệu m3) được công ty đề xuất đổ vào khu vực sau bến khoảng 600.000m3 và khu vực đê chắn sóng thuộc bến số 2 cảng Chân Mây đang thi công khoảng 300.000m3 và các khu vực lân cận. Để giải quyết được khối lượng bùn thải này, đơn vị đề xuất và chọn phương án hút khí chân không để xử lý nền đất yếu.

Phương án có ưu điểm là thời gian xử lý nhanh hơn gấp 3 lần, chi phí tiết kiệm và hiệu quả hơn trên cùng một đơn vị diện tích bùn nạo vét được đổ lên bờ. Công nghệ hút khí chân không xử lý nền đất yếu đối với các dự án địa phương khác đã áp dụng, riêng ở Huế, đây là công trình đầu tiên ứng dụng công nghệ này.

Ông Thang Văn Hóa, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế cho biết, theo Công văn số 1684/KKTCN-TNMT ngày 28/11/2018 về việc thống nhất chủ trương cho phép chủ đầu tư sử dụng đất tạm để thử nghiệm phương án xử lý bùn trên nền đất yếu của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp (KTCN) tỉnh, đơn vị này đã cho phép chủ đầu tư sử dụng đất tạm tại khu vực KT2 thuộc dự án (DA) san lấp mặt bằng khu lưu thông hàng hóa tại cảng Chân Mây, để tiến hành thử nghiệm với diện tích khoảng 3.000m2.

Đến nay, quá trình thử nghiệm đã hoàn thành và chủ đầu tư đang đưa mẫu khoan thí nghiệm đến các cơ quan chức năng. Chủ đầu tư sẽ báo cáo cụ thể sau khi có kết quả mẫu đến Ban Quản lý Khu KTCN tỉnh.

Qua kiểm tra và giám sát tại hiện trường thí nghiệm, kết quả thực tế cho thấy, phương án hút khí chân không bằng phương pháp cưỡng bức để xử lý bùn trên nền đất yếu là khả thi và có thể áp dụng để thực hiện tại mặt bằng bến số 3. Do đó, Ban Quản lý DA bến số 3 đã báo cáo Ban Quản lý Khu KTCN tỉnh thống nhất phương án khối lượng bùn sau khi nạo vét luồng, vũng quay tàu và khu vực trước bến là 1,2 triệu m3 sẽ được bến san lấp mặt bằng và khu vực lân cận.

“Sau khi bơm bùn vào bến, chủ đầu tư sẽ tiến hành xử lý bùn bằng phương án hút khí chân không đã thí nghiệm khả thi. Vào cuối tháng 3 này, chủ đầu tư sẽ đưa tàu nạo vét ra bến số 3 và dự kiến trong quý II năm 2019 sẽ tiến hành thực hiện nạo vét san lấp mặt bằng. Trường hợp có thay đổi phương án, chủ đầu tư sẽ kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng tiếp tục theo dõi kiểm tra”, ông Hóa khẳng định.

Trước đó, Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế đề xuất phương án tận thu vật liệu nạo vét. Theo đó, 3 phương án công ty đưa ra gồm: Doanh nghiệp xin thăm dò các vị trí khu vực xung quanh bến số 3 như bến số 4, bến số 5 và các khu vực lân cận, nơi nào có cát sẽ bơm vào san lấp mặt bằng bến; khối lượng nào vét còn lại sẽ bơm vào bến số 4, 5 bằng phương án làm kè xung quanh bến và sử dụng vải địa để chống tràn vật liệu nạo vét ra bên ngoài. Nếu thiếu khối lượng cát và thiếu nơi chứa vật liệu nạo vét, nhà đầu tư xin tận thu vật liệu tại khu vực KT1 và bơm vật liệu nạo vét vào lại KT1.

DA bến số 3 Cảng Chân Mây có chiều dài 270m, tổng mức đầu tư gần 850 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ đảm bảo cho tàu và các phương tiện vận tải đường thủy có trọng tải 50.000 tấn ra vào. Bến có quy mô 13 ha. Trong đó, diện tích bến bãi hơn 10 ha và 3 ha khu mặt nước trước bến. Việc xây dựng bến số 3 nhằm hỗ trợ giảm tải cho bến số 1 và là bước chuẩn bị cần thiết để đón đầu cơ hội, tiếp nhận lượng hàng hóa bằng đường biển gia tăng trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
“Mạnh về biển, giàu từ biển”

Đó là mục tiêu được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương nhấn mạnh khi trao đổi về nỗ lực của tỉnh trong việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong thời gian tới; trong đó, chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

“Mạnh về biển, giàu từ biển”

TIN MỚI

Return to top