ClockThứ Bảy, 22/02/2020 07:00

Đưa công nghiệp ô tô thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTH - Đến nay, có 2 doanh nghiệp (DN) lớn đầu tư các dự án (DA) tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô với tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng. Đây là hướng đi đúng, tạo bước chuyển dịch quan trọng cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.

Trao quyết định đầu tư Dự án tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô có tổng vốn 2.655 tỷ đồngVận động giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Khu liên hợp sản xuất lắp ráp Kim Long Motors Huế

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng các sở, ngành kiểm tra vị trí xây dựng Khu liên hợp lắp ráp, sản xuất ô tô tại KKT Chân Mây - Lăng Cô

2 nhà đầu tư chiến lược

Đầu năm 2020, UBND tỉnh trao quyết định đầu tư DA tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô cho nhà đầu tư là Công ty CP Công nghiệp chế tạo ô tô Bách Việt. DA được đầu tư xây dựng tại KKT Chân Mây - Lăng Cô trên diện tích 50ha với tổng vốn đầu tư 2.655 tỷ đồng. Mục tiêu của DA là sản xuất, lắp ráp các loại ô tô đến 9 chỗ, đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 trở lên với công suất 100.000 xe/năm và tiến tới sẽ nghiên cứu, sản xuất các loại ô tô điện. DA sẽ khởi công xây dựng vào quý 3/2020 và hoàn thành đưa vào hoạt động quý 4/2024.

Trước đó, UBND tỉnh cũng đã trao quyết định đầu tư DA Khu Liên hợp sản xuất lắp ráp Kim Long Motors Huế của Công ty CP Kim Long Motors Huế vào KKT Chân Mây – Lăng Cô. DA được đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 160 ha, vốn đầu tư khoảng 3.330 tỷ đồng. Mục tiêu của khu liên hợp này nhằm lắp ráp các loại ô tô khách đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 trở lên, với công suất 16.000 xe/năm, tiến tới sản xuất các loại xe thương mại, như xe con, xe tải và xe chuyên dùng.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cùng Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao giấy chứng nhận đầu tư cho đại diện Công ty CP Công nghiệp chế tạo ô tô Bách Việt

Việc đầu tư xây dựng các DA lắp ráp, sản xuất ô tô nói trên phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam của Chính phủ. Các DA này có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách địa phương. Và quan trọng hơn cả là giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

“DA Tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô được triển khai kết hợp với DA Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế sẽ hình thành tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại KKT Chân Mây - Lăng Cô, tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển công nghiệp tại KKT Chân Mây- Lăng Cô nói riêng và của tỉnh nói chung”- Phó Trưởng ban Quản lý KKT, CN tỉnh Nguyễn Công Bình cho biết.

Tạo nguồn thu lớn, bền vững

Ông Lưu Quang Tiến, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp chế tạo ô tô Bách Việt cho biết, để hiện thực hóa tầm nhìn mang ô tô đến với mỗi gia đình Việt Nam, ngoài năng lực tài chính, DN rất cần lợi thế về mặt địa lý, tiềm năng phát triển vùng, sự hỗ trợ của địa phương và cơ chế, chính sách ưu đãi. Kết hợp các yếu tố thiết yếu đó, DN nhận thấy, KKT Chân Mây - Lăng Cô là điểm đến lý tưởng. Đồng thời cam kết sẽ khởi công DA đúng tiến độ; bố trí nguồn tài chính và tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, xây dựng, vận hành tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô.

“Chúng tôi rất mong tỉnh có thêm nhiều ưu đãi, hỗ trợ hơn nữa cho DA trong thời gian tới. Nhất là đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao quỹ đất cho nhà đầu tư, đẩy nhanh các thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai, xây dựng”- ông Lưu Quang Tiến mong muốn.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao sự quyết tâm của nhà đầu tư, các đối tác chiến lược đã chọn Thừa Thiên Huế và sự hỗ trợ của các bộ, ngành liên quan trong quá trình nghiên cứu thực hiện các DA lắp ráp, sản xuất ô tô tại KKT Chân Mây - Lăng Cô. Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, việc cấp quyết định chủ trương đầu tư cho các DA mới chỉ là bước đầu và còn rất nhiều việc để DA khởi công, đi vào hoạt động. Chỉ đạo Ban Quản lý KKT, CN tỉnh cùng đồng hành, hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư sớm hoàn thành các thủ tục về quy hoạch, xây dựng, đất đai, môi trường và các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật để sớm khởi công xây dựng DA và hoàn thành đưa vào sử dụng đúng tiến độ đã cấp phép.

“Đề nghị chủ đầu tư và các đối tác chiến lược khẩn trương hoàn thành các thủ tục liên quan; Ban Quản lý KKT, CN tỉnh, UBND huyện Phú Lộc phối hợp với nhà đầu tư khẩn trương bàn giao đất sạch cho DN; các ban, ngành liên quan tích cực hỗ trợ nhà đầu tư… để DA được khởi công đúng tiến độ, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp ô tô trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, tăng thu ngân sách, góp phần nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh, tạo bước chuyển dịch quan trọng cơ cấu nền kinh tế của tỉnh”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công ty CP Kim Long Motors Huế đã ký hợp đồng với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các DA trọng điểm huyện Phú Lộc, đã tạm ứng trước kinh phí để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khu đất DA; đang thực hiện các thủ tục về xây dựng, đất đai,... theo quy định của pháp luật để khởi công xây dựng DA. Hiện, chủ đầu tư đang tích cực phối hợp với ngành liên quan để sớm hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của DA (khoảng 60ha), thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư để khởi công xây dựng DA, dự kiến trong quý II/2020.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ra mắt xe bus Kim Long Mobiline

Ngày 3/2 tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Công ty CP Kim Long Motors Huế (Kim Long motors) ra mắt xe bus thương hiệu Kim Long - Kim Long Mobiline và tổ chức lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác. Tham dự có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh.

Ra mắt xe bus Kim Long Mobiline
Canada nối lại đàm phán NAFTA

Một số quan chức Mỹ tỏ ra lạc quan rằng các bên có thể sẽ thống nhất về một NAFTA sửa đổi vào tuần tới.

Canada nối lại đàm phán NAFTA
Ngành công nghiệp ô tô: "Ưu đãi không hề tạo ra sức cạnh tranh"

Vị chuyên gia dẫn ví dụ với một công ty đang thành công trong ngành này thì bộ phận quan trọng nhất là động cơ ô tô (chiếm đến 40 – 50% giá trị xe) vẫn phải nhập khẩu cho thấy, để phát triển ngành công nghiệp ô tô thì Việt Nam vẫn đang thiếu những ngành công nghiệp hỗ trợ như chế tạo thép, các ngành logistic…

Ngành công nghiệp ô tô  Ưu đãi không hề tạo ra sức cạnh tranh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top