ClockThứ Sáu, 26/07/2019 05:30

Đưa hàng địa phương vào siêu thị - kỳ 2: Tạo mối gắn kết giữa “hai nhà”

TTH - Trong mối quan hệ cung cầu luôn cần có sự đối trọng, hài hoà. DN muốn vươn xa cần phải đổi mới, cải tiến để tận dụng tối đa khâu trung gian chính là nhà phân phối để sản phẩm tiêu thụ mạnh, đem lại giá trị kinh tế cao hơn.

Đưa hàng địa phương vào siêu thị - bài 1: Siêu thị “khắt khe” hay doanh nghiệp chưa “mặn mà”?

Hàng đông lạnh, thủy sản của địa phương khá phong phú, song hiếm gặp ở các siêu thị

"Ưu ái" hàng địa phương

Qua khảo sát về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh của Sở Khoa học và Công nghệ năm 2016, tỷ lệ tiêu thụ thông qua hình thức bán lẻ tại nhà phổ biến nhất với bình quân các sản phẩm là 28,8%; đặt hàng, giao hàng tận nơi 18,1%; trong khi đó sản phẩm bán tại các đại lý siêu thị chiếm tỷ lệ dưới 5%.

Phải nhìn nhận một điều, việc mở rộng thị trường giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập và mở rộng hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN. Mặc dù quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối luôn phải đồng hành, không thể thiếu nhau, nhưng điều nhà phân phối cần là khai thác và ký kết với nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp và quan trọng hơn hết là hiệu quả kinh doanh; trong đó phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng địa phương. Về phía nhà cung ứng, muốn giữ vững được thị trường và tiếp cận các thị trường mục tiêu đòi hỏi phải đổi mới và phát triển quy mô, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thương hiệu.

Dù sản phẩm đã vào các kênh siêu thị, nhưng quyết định sự thành công chính là lựa chọn của người tiêu dùng. Vì thế, DN cần tập trung vào khâu chăm sóc, giới thiệu, quảng bá về sản phẩm để khách hàng biết được giá trị, chất lượng và chỗ đứng của sản phẩm mình trên kệ siêu thị.

Theo đại diện các siêu thị lớn trên địa bàn, điểm lợi thế là sản phẩm địa phương hiện đã có trên kệ chính và được dành ở vị trí các đầu quầy để trưng bày những sản phẩm địa phương.

Siêu thị Big C Huế còn dành riêng 2 dãy kệ tại khu vực trà, cà phê để bày bán một số sản phẩm địa phương, giúp khách hàng có thêm lựa chọn, nhu cầu mua làm quà tặng. Điều này cho thấy các siêu thị rất "ưu ái" cho hàng hoá địa phương và cần sự hợp tác ăn ý, thực hiện đúng cam kết trong khâu cung ứng.

Việc thu mua nông sản trực tiếp từ nông dân và các HTX với chiết khấu 0% cũng là chính sách nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương đang được Big C thực hiện. Mặc dù việc thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân khó hơn nhiều so với thu mua từ thương lái hay các nhà cung cấp lớn, nhưng siêu thị sẵn sàng thu mua nông sản tại chỗ nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Chương trình "Sinh kế cộng đồng" hỗ trợ nông dân vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số trong việc phát triển chuỗi cung ứng bền vững được Big C Huế thực hiện đối với sản phẩm chuối già lùn của các hộ nông dân ở A Lưới. Để thực hiện tốt chương trình này, Big C đã hỗ trợ đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn sản phẩm, maketing, đóng gói sản phẩm theo yêu cầu thị trường và luật định, các quy trình và hướng dẫn cho việc cung ứng hàng hoá, hồ sơ pháp lý cho sản phẩm và giúp nông dân lập kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường.

Phá thế sản xuất nhỏ lẻ

Luôn giữ hình ảnh là siêu thị của người Việt, ngoài đối tác địa phương hiện có, bà Dương Thị Tuất, Giám đốc Siêu thị CoopMart Huế cho hay, đơn vị đang phối hợp với các sở, ban, ngành khai thác các nguồn hàng tại địa phương để gia tăng sản lượng cũng như số lượng nhà sản xuất tại Thừa Thiên Huế, tạo sự phong phú về số lượng cũng như chất lượng về hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao.

Thực hiện chiến lược "nội địa hoá" trong siêu thị, CoopMart đã ưu tiên nhập hàng, dành diện tích, vị trí trưng bày, hỗ trợ quảng bá sản phẩm mới; khuyến khích nhà sản xuất cải tiến bao bì, mẫu mã, nâng cao chất lượng, đa dạng thêm sản phẩm và đưa ra giá bán tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Thời gian qua, nhiều sản phẩm của tỉnh đã đưa vào tiêu thụ tại các kênh phân phối uy tín như: siêu thị Co.opMart miền Trung, Big C Việt Nam, siêu thị Aeon Citimart, siêu thị LotteMart, siêu thị Tứ Sơn (An Giang), siêu thị SatraFood...

Tiếp tục mở rộng thị trường, tăng cả về số lượng và chất lượng tại các kênh phân phối trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu, việc cần làm bây giờ là các DN, cơ sở sản xuất, địa phương đẩy nhanh, đẩy mạnh thực hiện đề án chương trình OCOP (Chương trình quốc gia "Mỗi xã, phường một sản phẩm"). Vì một khi sản phẩm được chứng nhận OCOP tức đã được chuẩn hoá, dễ dàng vào hệ thống các siêu thị hay xuất khẩu ra thị trường ngoại địa.

Theo điều tra khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các địa phương, trong tổng số 5.552 tổ chức, cơ sở sản xuất, chỉ có 7 công ty cổ phần, công ty TNHH (chiếm 0,12%); 14 DN tư nhân (chiếm 0,25%); 25 HTX (chiếm 0,45%); 2 tổ hợp tác (chiếm 0,04%); còn lại hộ gia đình sản xuất chiếm 99,14%. Để phá thế sản xuất quy mô nhỏ và hình thành thương hiệu sản phẩm, việc liên doanh, liên kết giữa các cơ sở sản xuất cũng như chuỗi liên doanh liên kết từ sản xuất, cung ứng đến bao tiêu sản phẩm cần được thực hiện.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Ngày 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 4 và quý 2/2024; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chinh phủ; kết quả thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, và nhiều nội dung quan trọng khác.

Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh

Ngày 23 và 24/3, tại nhiều địa phương, các lực lượng đã triển khai Phong trào ngày Chủ nhật xanh với các hoạt động đáng chú ý như, tổ chức đổi rác lấy quà, tặng quà cho hộ nghèo, khai trương tuyến đường cờ thanh niên, thực hiện mô hình điểm “Cổng trường văn minh – thân thiện – an toàn”…

Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh
“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương

Cán bộ, đảng viên, người dân Phú Vang luôn nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhiệm vụ quân sự quốc phòng, từ đó chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển vững chắc. Để đạt được kết quả đó, có “dấu ấn” và đóng góp không nhỏ của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện.

“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương
Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

Tết cổ truyền là dịp để mọi người tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây cũng là dịp các trường học tổ chức những hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh.

Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top