ClockThứ Năm, 10/02/2022 15:06

Đưa Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam

TTH.VN - Đó là chủ đề được thảo luận tại hội thảo: "Tiềm năng phát triển và định hướng bảo tồn các giống mai vàng Huế" do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội sáng 10/2.

Đánh giá đặc tính cảm quan cây mai vàng HuếPhát triển giống Mai vàng HuếBảo tồn và phát triển giống Mai vàng Huế

Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các nhà khoa học, nghiên cứu sinh vật cảnh; chủ nhân, nghệ nhân người chơi mai xứ Huế.

Đưa những gốc mai tuyệt đẹp vào trưng bày tại Đại Nội nhân hội thảo. Ảnh: Bảo Minh

"Cốt cách của Huế"

Cây mai vàng (hoàng mai) Huế là loại hoa nổi tiếng của Huế. Loại hoa này đã trở nên phổ biến trong đời sống. Rất nhiều nhà trồng mai vàng trước ngõ, tô điểm, làm đẹp thêm cho không gian vườn, không gian nhà. Hoa nở, ấy là sự nhắc nhớ, nhìn hoa để giữ lấy cốt cách, phẩm hạnh; ứng xử trong đời sống sinh hoạt thường nhật như ý nghĩa của loài hoa mang nhiều ý nghĩa triết lý Á đông này.

TS.Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế cho rằng, từ nhiều thế kỷ nay, cây mai vàng gắn bó với các địa danh lịch sử tâm linh xứ Huế. Bằng chứng không chỉ ở các cây mai có tuổi đời lên tới hàng trăm năm mà còn hiện hữu từ vật dụng cho đến kiến trúc các di tích lịch sử ở Huế. Nói đến Huế là nghĩ đến cây mai vàng bởi nó đã ăn sâu vào tâm khảm của người dân miền Trung.

TS Trần Đình Hằng nói, về giá trị kinh tế, cây mai vàng Huế cùng nghề trồng cây mai cảnh đã chứng minh tiềm năng và giá trị to lớn. Mai vàng không chỉ ghi dấu ấn trong văn hóa lễ hội hoa xuân mà còn được khẳng định thương hiệu bởi những giá trị nghệ thuật bonsai làm cho mai vàng Huế nâng cao giá trị thương hiệu và giá trị kinh tế.

Hiện nay ở Thừa Thiên Huế có nhiều địa phương, như Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc và ngoại ô TP. Huế có nhiều làng trồng mai nổi tiếng, tạo nguồn thu nhập đáng kể. Đơn cử như Làng Thế Chí Tây (Điền Hòa, Phong Điền) có truyền thống trồng mai cảnh hàng trăm năm. Thống kê sơ bộ, tại làng này có khoảng 30% hộ dân chủ yếu sống bằng nghề trồng mai cảnh. Cũng vì thế mai cảnh trở thành đặc sản nổi bật của dân làng và là cây chơi tết không thể thiếu trong mọi nhà. Xã Điền Hòa có khoảng 5.000 cây mai vàng, giá trị từ 10 triệu đến vài trăm triệu đồng/cây.

Theo đánh giá của Sở KH&CN, hiện nay, mai vàng Huế chưa phát huy được các tiềm năng, giá trị vốn có của nó. Giống mai vàng Huế đã bị lai tạp khá nhiều. Các nghiên cứu về mai vàng Huế chưa nhiều, chưa có những nghiên cứu mang tính chuyên sâu, khép kín theo chuỗi; việc trồng mai, “chơi mai” chỉ mang tính tự phát; chưa tận dụng tốt tiềm năng ngành kinh tế sinh thái hoa - cây cảnh để tạo một thương hiệu tầm cỡ như Hà Lan - xứ sở hoa tulip; Nhật Bản - xứ sở của hoa anh đào; Bulgaria - xứ sở hoa hồng… Đây là một thực thế mà lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương trăn trở.

Những cây mai vàng hơn trăm tuổi đang hiện hữu tại Huế. Ảnh: M.Văn 

Thêm thương hiệu cho Huế

Nhiều ý kiến tâm huyết mong muốn Thừa Thiên Huế sớm trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu đó, theo TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN, hiện Sở đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế (Hoàng mai Huế)”. Dự kiến kết quả của nhiệm vụ sẽ xây dựng được quy trình nhân giống mai vàng Huế bằng các kỹ thuật gieo hạt, giâm hom, chiết cành và nuôi cấy mô và quy trình trồng chăm sóc; xây dựng được mô hình nhân giống mang đặc tính của giống mai vàng Huế; Xây dựng bảng hướng dẫn nhận dạng giống mai vàng Huế; xây dựng phương án, kế hoạch bảo tồn 100 cây mai vàng Huế có tuổi đời trên 50 tuổi...

Chuyên gia Thực vật học Đỗ Xuân Cẩm cho rằng, để phát triển cây mai vàng Huế trở thành một thương hiệu nổi tiếng phải nghiên cứu, đánh giá toàn bộ nguồn gen của giống mai vàng. Lựa chọn những cây mai vàng lâu năm nhất, tốt nhất và tiến hành nghiên cứu các quy trình nhân giống, quy trình trồng và chăm sóc, hướng đến thương mại hóa sản phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế.

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh chia sẻ, ngoài việc nghiên cứu, xây dựng các phương án bảo tồn, phát triển, quảng bá thương hiệu mai vàng Huế thì phải tính đến việc quy hoạch các vườn mai, vùng trồng mai phù hợp cảnh quan... thu hút du lịch. Hơn nữa, phải bảo tồn, phát triển cây mai vàng trở thành một sản phẩm chủ lực, một loại hàng hoá tạo ra thu nhập, góp phần phục vụ phát triển kinh tế thông qua du lịch mang bản sắc văn hoá Huế.

Phó Bí thư Thường trực Phan Ngọc Thọ khẳng định, Thừa Thiên Huế có đủ điều kiện để xây dựng, phát triển trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam và nổi tiếng như hoa Anh đào Nhật Bản. Lãnh đạo chính quyền đã, đang có mục tiêu; mong người dân, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sinh vật cảnh, chủ vườn, người chơi mai lâu năm đồng tình hưởng ứng...

Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Định hướng đúng - Tiến bước tự tin

Ngày 16/3, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thanh niên tỉnh phối hợp với Trường cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức chương trình Hành trình trải nghiệm ước mơ năm 2024 dành cho học sinh lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh.

Định hướng đúng - Tiến bước tự tin
Return to top