ClockThứ Tư, 23/05/2018 06:00

Dưa lê Vinh Xuân

TTH - Cứ đầu tháng năm, ven Quốc lộ 49B đoạn qua cầu Trường Hà, tại chợ chiều Vinh Thanh và dọc đường từ Vinh Thanh lên Thuận An, người ta lại bày bán một loại quả vỏ mỏng, trắng óng, mùi hương dịu nhẹ. Đó là lúc dưa lê Vinh Xuân (Phú Vang) vào chính vụ.

Sen hồng Vinh Thanh

Thu hoạch dưa, chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ

Ngon ngọt

Hương vị dưa lê rất khó quên. Trời nắng nóng, người ta ăn loại quả này để giải khát. Quả có vị ngọt thanh không đượm như dưa hấu, mùi thơm dịu, thớ thịt trắng ngà. Chọn dưa lê ngon không khó. Theo những thương lái lâu năm, dưa ngon quả phải căng đều, đầy đặn. Vỏ dưa bóng, màu trắng sáng, đó là những quả giòn tan, vị ngon nhất. Dưa để ăn tươi, làm sinh tố đều ngon và bổ dưỡng.

Trên con đường lên cửa biển Thuận An, cứ vài trăm mét lại có một chòi bán dưa lê. Cảnh thu mua tại ruộng cũng rất nhộn nhịp. Chị Võ Thị Bê, xã Vinh Xuân cho biết: “Lúc này dưa lê chưa vào chính vụ. Đầu mùa nên giá khá cao, dao động từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg, có hôm lên 15 nghìn”. Do nhu cầu cao nên thương lái thường tìm đến tận chân ruộng để mua dưa. Khác với dưa gang, dưa hấu, người ta phải “làm đẹp” cho dưa lê để dễ bán hơn. Nhanh nhẹn và thành thục, các chị thương lái vừa rửa, vừa dùng vải lau cho dưa bóng láng. Loại quả này theo chân thương lái rong ruổi lên thành thị, xuống tận vùng Vinh Hải, Vinh Hiền.

Vẫn khó

“Dưa lê là cây trồng truyền thống tại thôn Kế Võ và Xuân Thiên Thượng. Với tổng diện tích trên địa bàn xã là 14 ha, loại cây này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con, nhất là sau vụ lúa đông xuân” . Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Xuân cho biết.

Để thu nguồn lợi cao nhất trên cùng diện tích đất, bà con nông dân xã Vinh Xuân đã áp dụng phương thức canh tác rất hiệu quả, đó là trồng xen canh các loại cây. Trên cùng một vồng dưa, chị Nguyễn Thị Kim Nhung, 46 tuổi trồng cùng lúc cả dưa lê, đậu đỏ và khoai lang. Chị chia sẻ: “Đậu đỏ được trồng cùng thời điểm với dưa lê. Còn khoai lang trồng khi dưa lê hơn một tháng tuổi. Người dân cũng có hai cách trồng dưa, đó là gieo hạt trực tiếp hoặc ươm cây nửa tháng rồi mới trồng”.

100% hộ dân trồng dưa lê đều canh tác như chị Nhung. Đối với các hộ trồng đúng vụ, để dưa nhanh cho thu hoạch, tiết kiệm thời gian chờ cây mọc, bà con đều trồng theo kiểu ươm dưa. “Lúa vừa về nhà là chúng tôi cuốc đất liền, sau đó trồng dưa đã ươm. Nhờ vậy bà con tiết kiệm được 15 ngày chăm bón nếu so với phương thức trồng hạt” - chị Nhung cho biết thêm. Với năng suất 4 tạ quả/sào, trung bình các hộ trồng dưa có thể thu về từ 3 – 4 triệu đồng lúc đầu mùa, đó là chưa kể nguồn thu từ đậu đỏ và khoai lang.

“Một trong những yếu tố đưa dưa lê Vinh Xuân thành đặc sản là do cách chăm bón của bà con nơi đây. Phân hữu cơ như phân chuồng, rong, rêu rất được các hộ trồng dưa ưa chuộng. Dưa lê sẽ sai quả, trái to và hương vị cũng ngon hơn rất nhiều so với việc trồng dưa không dùng phân hữu cơ”. Ông Dũng tự hào.

Nhiều địa phương có thổ nhưỡng tương tự nhưng việc trồng loại quả này rất hạn chế. Ngoài chất đất, khí hậu, kinh nghiệm và truyền thống canh tác cũng ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng quả. Và cũng như nhiều loại đặc sản khác, dưa lê Vinh Xuân rất cần thương hiệu để trụ vững trong giai đoạn cạnh tranh gắt gao của thị trường trái cây hiện nay. Với sự phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, chỉ cần đầu mối thu mua ép giá, các hộ dân sẽ chịu thiệt.

Trồng dưa lê vẫn có những khó khăn riêng. Do có tốc độ sinh trưởng cao nên hầu như ngày nào chị Bê cũng phải ra đồng ngắt đọt (ngọn) dưa. "Nếu không ngắt đọt thì quả sẽ không to, hơn nữa đọt dưa mọc lan ra rất nhanh, chiếm chỗ của những cây khác”, chị Bê nói.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu nhập tốt từ vụ rau, hoa tết

Với vườn rau và hoa, tổng diện tích 10 sào; đặc biệt với tinh thần lao động cần cù, chăm chỉ, hộ bà Hồ Thị Dung (thôn 2, xã Vinh Thanh, Phú Vang) sống khỏe với đất với vườn, bằng nghề trồng trọt, nhất là trong dịp tết đến xuân về.

Thu nhập tốt từ vụ rau, hoa tết
Ra khơi mùa sóng dữ

Theo kinh nghiệm của bà con đi biển, thời điểm chuyển mùa thu đông cũng là lúc những con sóng biển dần bớt hiền hòa, thay vào đó là những bờ sóng trắng xóa dữ dằn tấp bờ, vỗ bạc mặt những ngư dân vạm vỡ quyết bám biển mưu sinh. Để vượt qua những con sóng dữ ấy, những người ngư dân phải gồng mình chung sức đẩy thuyền ra biển. Và những khoảng khắc “thi gan” ấy cũng là những cảnh tượng vô cùng đẹp mắt, sáng rỡ niềm hy vọng trúng đậm “lộc biển”.

Ra khơi mùa sóng dữ
Cháy tàu cá trong đêm, nhiều ngư dân thoát nạn

Sáng 5/11, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, cho biết lực lượng này đã nhận được thông tin về việc một tàu cá của ngư dân khi đang hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên biển thì bị bốc cháy dữ dội.

Cháy tàu cá trong đêm, nhiều ngư dân thoát nạn
Phấn đấu xây dựng Vinh Thanh sớm trở thành thị trấn

Chiều 13/6, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với Đảng ủy xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang về tình hình triển khai và tổ chức thực hiện các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; công tác giảm nghèo bền vững; phấn đấu xây dựng Vinh Thanh sớm trở thành trị trấn. Tham dự buổi làm việc còn có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Về phía lãnh đạo huyện, có ông Trần Gia Công - TUV, Bí thư Huyện ủy Phú Vang.

Phấn đấu xây dựng Vinh Thanh sớm trở thành thị trấn
Return to top