ClockThứ Tư, 02/07/2014 21:14

Đưa nghệ thuật đồ họa đến gần với công chúng

TTH - Suốt 10 ngày cuối tháng 6, các nghệ sĩ uy tín ở cả ba miền đất nước và quốc tế đã đến Huế để tham gia Trại sáng tác Đồ hoạ Huế lần 2 (2nd HPW). Không ngại đường xa, tự bỏ tiền túi để tham gia… tất cả đã làm việc hết mình để sáng tác nên những tác phẩm đồ hoạ đẹp, để lại nhiều cảm xúc cho công chúng tại Triển lãm “Đồ hoạ không giới hạn”.

Mở... không giới hạn

Hoạ sĩ Nguyễn Thị Hải Hoà, Chủ nhiệm Bộ môn Đồ hoạ, Trường đại học Nghệ thuật Huế, thành viên Ban cố vấn 2nd HPW cho rằng: ““Đồ hoạ không giới hạn” là triển lãm về đồ hoạ chất lượng nhất từ trước đến nay ở Huế, thể hiện một bước tiến cả về kỹ thuật, ý tưởng và hướng mở trong cách nhìn”.

Triển lãm "Đồ hoạ không giới hạn" góp phần đưa nghệ thuật đồ hoạ đến với công chúng

Chủ đề “Đồ hoạ không giới hạn” của triển lãm đã nói lên tính “mở” mà 2nd HPW hướng đến. Tính “mở” ấy đã thể hiện rất rõ qua các tác phẩm tại triển lãm và các hoạt động của trại. Sự mở đầu tiên phải kể đến là mở về kỹ thuật thể hiện, các tác phẩm đồ hoạ tại triển lãm đã tiếp cận và giới thiệu các kỹ thuật không lệ thuộc quá nhiều vào máy móc, hóa chất…, mà đơn giản, dễ làm, nguyện liệu dễ kiếm… tạo nên sự cởi mở trong nhận thức của mọi người, làm cho đồ họa thân thiện hơn, gần gũi hơn. “Mở” thứ hai là về hình thức biểu hiện tác phẩm, bên cạnh các kỹ thuật chất liệu và hình thức đồ họa truyền thống như các tác phẩm 2 chiều: in khắc kim loại, khắc gỗ, litho…, đã xuất hiện các tác phẩm đồ họa sắp đặt, đồ họa tổng hợp, book art, đồ họa TRÚC CHỈ… như một cách hội nhập của nghệ thuật đồ họa vào dòng chảy nghệ thuật đương đại. Và “mở” thứ ba là về hình thức tổ chức, 2nd HPW là một dạng hoạt động nghệ thuật xã hội hóa, tức được tổ chức bởi sự góp sức của các cá nhân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, quỹ văn hóa… chứ không chỉ trông chờ vào định mức, lịch tổ chức của Hội Mỹ thuật hay Nhà nước, và đặc biệt là sự nhiệt tình, tâm huyết của các nghệ sĩ đến từ các tỉnh thành trong nước và Thái Lan - đã tự túc hoàn toàn mọi chi phí cho thời gian 10 ngày ở Huế.

Thành công bước đầu của 2nd HPW theo hoạ sĩ Phan Hải Bằng, là Trại sáng tác Đồ Họa Huế đã bắt đầu trở thành một “thương hiệu” thu hút sự chú ý của giới nghệ sĩ cũng như thưởng ngoạn, sưu tập, đặc biệt là đồ họa, góp phần xây dựng một tên gọi, định danh cho một hoạt động nghệ thuật của Huế. Việc giới thiệu, thực hành và trưng bày các kỹ thuật đồ họa thân thiện, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận rõ hơn với nghệ thuật đồ họa trong xu thế hiện nay.

Để đồ họa phát triển hơn nữa

Dù đã phát triển nhanh trên thế giới nhưng ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, đồ họa còn xa lạ và ít được chú trọng bởi những định kiến, quan niệm về đồ họa thường gắn liền với những sự phức tạp và rối rắm về quy trình, kỹ thuật, hóa chất, thiết bị, nguyên vật tư chuyên dụng. “|Thực tế này đã và vẫn tồn tại trong nhận thức của nhiều người, trong đó có cả các nghệ sĩ và sinh viên nghệ thuật. Do đó, Trại sáng tác đồ họa Huế từ lần thứ nhất đến lần thứ hai đều đặt ra tiêu chí: đồ họa mở, đồ họa thân thiện. Từ đó góp phần đưa nghệ thuật đồ họa đến gần với công chúng, giúp người thưởng ngoạn”, hoạ sĩ Phan Hải Bằng nói.

“Đây là một trại sáng tác đồ hoạ mà ngay ở Thủ đô Hà Nội không làm được, một sự kết nối những người làm đồ hoạ với nhau, kết nối những người yêu nghề, yêu thế hệ trẻ để trao đổi kinh nghiệm, sức sáng tạo, tư duy, kỹ thuật, từ đó chúng ta truyền bá cho các thế hệ, hoạ sĩ Lê Huy Tiếp, Hội Mỹ thuật Việt Nam nói”.

Các họa sĩ đồ họa Việt Nam cũng như Huế đã có nhiều tác phẩm tốt, tham gia và đoạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, điều này cho thấy tiềm năng sẵn có của nghệ thuật đồ họa của Huế và Việt Nam là không hề nhỏ. Ông Lê Hải Đức, một người sưu tranh đồ họa đồng thời là người sáng lập Quỹ Kim Long, Quỹ Hỗ trợ văn hóa nghệ thuật và giáo dục nhìn nhận: “Ở Việt Nam thực ra đồ hoạ chưa phát triển lắm, do vậy tập hợp được đông hoạ sĩ đồ hoạ về sáng tác ở 2nd HPW rất hiếm và khó nhưng Trại sáng tác Đồ hoạ Huế đã làm được, đó là thành công. Về chất lượng, do thời gian ngắn nên chất lượng chưa đồng đều lắm nhưng theo tôi có đến 50% là những tác phẩm chất lượng nghệ thuật tốt. Hiện tại số hoạ sĩ chuyên về đồ hoạ ở Huế chưa nhiều nhưng Huế có môi trường nghệ thuật tương đối tốt, đã tạo dựng được trại sáng tác và có lãnh đạo rất quan tâm đến nghệ thuật, đó là điều rất thuận lợi để nghệ thuật phát triển...”. Tuy có nhiều thuận lợi và đã có truyền thống về nghệ thuật đồ hoạ từ lâu nhưng để đồ hoạ ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển hơn nữa trong tương lai, bắt kịp với dòng chảy nghệ thuật đương đại và thậm chí có thể tham gia các cuộc chơi quốc tế một cách sòng phẳng, theo hoạ sĩ Phan Hải Bằng, cần phải có nhiều nỗ lực và sự phối hợp có tính đồng bộ hơn nữa của nghệ sĩ, người thưởng ngoạn, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp… nhằm xây dựng một hệ thống đồng bộ làm bệ đỡ cho nghệ thuật nói chung. Bên cạnh đó, cần có chính sách kích cầu, hỗ trợ thiết thực cho các nghệ sĩ, các hoạt động sáng tác, triển lãm, sưu tập… Việc tổ chức thường xuyên các trại sáng tác, triển lãm, hội thảo đồ họa với nhiều cấp độ quy mô lớn nhỏ, với nội dung uyển chuyển… sẽ góp phần làm cho nhận thức và quan niệm của mọi người về đồ họa được nâng cao và mở rộng, từ đó mở ra các cơ hội tiếp cận và thực hành nghệ thuật đồ họa trong xu thế đương đại, sẵn sàng hội nhập.

Đỗ Ngọc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế

Chiều 29/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế với toàn thể viên chức, người lao động của Trung tâm nhằm huy động nguồn lực để đầu tư trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế
Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

TIN MỚI

Return to top