Thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên một tầm cao mới

ClockThứ Bảy, 03/12/2022 17:22
TTH.VN - Trong ba thập kỷ qua, Hàn Quốc và Việt Nam là đối tác thương mại lớn, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghiệp của nhau, cũng như truyền cảm hứng văn hóa cho nhau.

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc sắp có chuyến công du Việt NamHàn Quốc nỗ lực tăng cường quan hệ với ASEANThúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình DươngTập đoàn Lotte xây dựng thành phố thông minh, trung tâm logistics tại Việt NamHợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc cần chú trọng chuyển giao công nghệ

Hai nước nỗ lực đưa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên một tầm cao mới. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Tin tức

Cho đến nay, có vô số các tập đoàn Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, đồng thời tìm cách thích ứng với các động lực thay đổi do tốc độ tăng trưởng và hiện đại hóa theo cấp số nhân của Việt Nam, cùng với đó là sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và hành vi.

Những chương trình nghị sự bàn về các vấn đề này sẽ được tổ chức và đưa các vấn đề ra thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc 2022. Sự kiện dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16/12, được đồng tổ chức bởi Herald.Corp., Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong đó, Herald.Corp là nhà xuất bản của The Korea Herald và Herald Business.

Đánh dấu 30 năm quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam, diễn đàn sẽ xoay quanh mức sống, công nghiệp và lĩnh vực y tế mà hai nước đã cùng nhau xây dựng.

Được biết, Hàn Quốc và Việt Nam đã dựa vào nhau với tư cách là đối tác thương mại quan trọng trong thập kỷ qua, song song với việc Việt Nam tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế khoảng 5%/năm trong 20 năm qua - nhanh hơn gấp 1,7 lần so với mức trung bình toàn cầu.

Kim ngạch thương mại song phương thường ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm đạt 2 con số và năm 2022 này khó có thể là ngoại lệ, bởi thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc đang phục hồi tốc độ tăng trưởng về mức trước đại dịch COVID-19.

Năm nay, Việt Nam là điểm đến xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc, trong khi Việt Nam cũng là nguồn nhập khẩu lớn thứ bảy của Hàn Quốc, theo số liệu của KITA cho thấy.

Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đạt 46,61 tỷ USD ghi nhận trong 3 quý đầu năm, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Các linh kiện điện tử như chất bán dẫn và màn hình phẳng từ lâu đã đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu. Cùng với đó là các mặt hàng như hàng hóa dầu, polyme và thiết bị di động.

Điều này phù hợp với việc các tập đoàn kinh doanh Hàn Quốc không ngừng đầu tư vào các cơ sở sản xuất của Việt Nam, như một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của đất nước này.

Vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu được giới chuyên gia nhận xét là sẽ trở nên lớn hơn, với việc Việt Nam là một trong những bên ký kết các khuôn khổ thương mại đa phương như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), cũng như Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam.

Đồng thời, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu đang tiếp thêm sinh lực cho thị trường tiêu dùng.

Một báo cáo của McKinsey & Co. vào tháng 12/2021 cho biết rằng quy mô hộ gia đình ở Việt Nam đang ngày càng thu hẹp, sự gia tăng số người cao tuổi khá giả, những người bản địa kỹ thuật số (digital natives - cụm từ dùng để mô tả những người sinh ra và sống trong môi trường kỹ thuật số) mới nổi tăng lên, tăng cường trao quyền cho phụ nữ và sự gia tăng của người tiêu dùng ngoại thành đang thúc đẩy quá trình đa dạng hóa và hiện đại hóa nhanh chóng của thị trường tiêu dùng trong nước.

Đối với các nhà xuất khẩu và dệt may Hàn Quốc mà Việt Nam vốn từ lâu đã là điểm đến đầu tư yêu thích, sự tăng trưởng nhanh chóng trong xu hướng tối giản của Việt Nam, cũng như các tín hiệu về suy thoái kinh tế toàn cầu khiến các nhà sản xuất phải suy nghĩ trước khi đưa ra các quyết định đầu tư, bất chấp rằng Việt Nam có tiềm năng dài hạn để trở thành trung tâm sản xuất áo quần hấp dẫn.

Trong khi chờ đợi, các động lực thay đổi đang mở ra những cơ hội mới.

Đơn cử, trong một báo cáo đưa ra vào năm 2020, KITA lưu ý rằng các công ty Hàn Quốc có thể sẽ tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với các bữa ăn chế biến sẵn, nhờ quá trình đô thị hóa nhanh chóng và sự tham gia ngày một nhiều của phụ nữ vào lực lượng lao động, tức phụ nữ đi làm nhiều hơn.

Bên cạnh đó, nhu cầu điện đang ngày một tăng của Việt Nam cũng đang được chú ý. Do tổng công suất phát điện của Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần lên 276,8 gigawatt vào năm 2045, tức tăng cao từ mức 69,3 gigawatt vào năm 2020 để đáp ứng mức tiêu thụ điện ngày càng tăng và quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, các nhà sản xuất điện và công ty xây dựng của Hàn Quốc có cơ hội lớn để thâm nhập vào thị trường tiềm năng này.

Đan Lê (Lược dịch từ Korea Herald)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội tôn vinh các nữ doanh nhân Việt Nam tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 17/3 tại thủ đô Paris, Hội nữ doanh nhân Việt cùng tiến tại Pháp (AEEV) đã tổ chức chương trình Gala & Awards 2024 nhằm tôn vinh những đóng góp của phụ nữ Việt Nam cho các hoạt động xã hội nói chung, cho hội AEEV nói riêng.

Ngày hội tôn vinh các nữ doanh nhân Việt Nam tại Pháp
Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Return to top