ClockThứ Hai, 15/02/2021 18:29

Đưa trải nghiệm nghệ thuật xuống đường phố

TTH.VN - Có một góc nhỏ thu hút rất đông người say mê trải nghiệm nghệ thuật ngay công viên Lý Tự Trọng. Ở đó, từ người già, bạn trẻ cho đến các em nhỏ hoà mình vào những gam màu để vẽ nên như ước mơ về mùa xuân, về những hy vọng theo cảm xúc của riêng mình.

Lễ hội Sắc Bùa ngày xuân ở Phò TrạchTriển lãm tranh về mùa xuân và con giápTặng thưởng tác phẩm hay đăng trên Tạp chí Sông HươngLớp vẽ tại Làng Trẻ em SOS

Người dân, du khách tham gia trải nghiệm nghệ thuật

Đó chính là không gian nghệ thuật được các nghệ sĩ là cán bộ, giảng viên Trường Đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) tạo dựng. Với chủ đề “đồng hành và sáng tạo văn hoá đón xuân Tân Sửu 2021 cùng du khách”, những nghệ sĩ ấy mong muốn mọi người có thể tiếp cận nghệ thuật một cách thoải mái nhất có thể.

Bên những chiếc bàn đặt dưới tán cây, mọi người có thể vừa trải nghiệm vẽ và in tranh, người chọn đọc sách, người thực hành một số sản phẩm lưu niệm… Trong đó, trải nghiệm in tranh con giáp được nhiều người chờ đến lượt để được thực hiện. Để làm được việc đó, du khách sau khi chọn bản khắc sẽ được các nghệ sĩ hướng dẫn pha màu, tô màu và các thao tác kỹ thuật phù hợp.

Sau một hồi loay hoay, chị Nguyễn Thu Thảo (TP. Huế) cũng thực hiện thành công việc in tranh con trâu một cách thích thú. “Đúng là có trải nghiệm mới hiểu được sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật không hề đơn giản”, chị Thảo tâm sự và cho biết, lần đầu được trải nghiệm nên sẽ giữ tác phẩm này để làm kỉ niệm.

Cạnh bàn in tranh con giáp, một góc thưởng thức văn hoá đọc ngày xuân với rất nhiều thể loại từ ẩm thực, văn hoá, thi ca… phục vụ mọi người. Ở góc khác, nhiều bạn trẻ xúng xính áo hoa chụp hình với những tấm hình tranh dân gian Tố nữ thể hiện nét văn hoá đặc trưng dân tộc. Sau trải nghiệm đó, khách còn có thể thưởng thức các món mứt tết được bày biện tại chỗ.

TS. Trần Thị Hoài Diễm, Giảng viên Trường Đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) – thành viên nhóm thực hiện chương trình này cho biết, thông qua các trải nghiệm này sẽ góp phần quảng bá, thu hút sự quan tâm của người dân, du khách. Từ đó, giúp mọi người có thể khám phá, trải nghiệm những sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể, đồng thời thúc đẩy sự phát triển sáng tạo văn hóa, phát triển kinh tế của địa phương.

Theo TS. Diễm, từ năm 2013, nhóm bắt đầu thử nghiệm trên tinh thần quảng bá văn hóa nghệ thuật, ngành nghề của địa phương và đưa các hoạt động nghệ thuật vào đời sống góp phần quảng bá văn hóa Huế. Những trải nghiệm ấy cũng được tổ chức thành công ở khu di sản, các khu du lịch công cộng, cơ sở giáo dục và đặc biệt được đón nhận nồng nhiệt ở các kỳ Festival Huế.

Diễn ra từ 27 tháng Chạp, đến thời điểm này, không gian trải nghiệm nghệ thuật đường phố đã thu hút hàng người tham gia, trong đó có nhiều du khách ngoại tỉnh. “Không gian này nhận sự quan tâm của rất nhiều người. Điều đó chứng minh sức sống của các hoạt động nghệ thuật, trải nghiệm văn hoá luôn được đón nhận”, TS. Diễm chia sẻ và cho biết, sắp tới sẽ tổ chức nhiều trải nghiệm như thế ở nhiều không gian khác nhau.

Bài, ảnh: N. MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại

Chiều 7/4, tại Khoa Báo chí – Truyền thông Trường đại học Khoa học đã diễn ra hội thảo “Nhiếp ảnh thương mại trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo” do trường phối hợp Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức và được tài trợ bởi công ty chuyên sản xuất về thiết bị chụp hình Yongnuo.

Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại

TIN MỚI

Return to top