ClockThứ Ba, 06/03/2018 06:15
SẢN XUẤT GIẤY, NHỰA TẠI THỦY PHƯƠNG (HƯƠNG THỦY)

Đưa vào diện giám sát đặc biệt

TTH - Trước tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài tại Cụm Công nghiệp (CN) Thủy Phương (Hương Thủy), UBND tỉnh đã có chủ trương đưa các cơ sở sản xuất giấy, nhựa hoạt động tại đây vào diện giám sát đặc biệt.

Giảm mùi cho rác thải đô thịRác thải xây dựng “ngập” làng quêXử lý 1.000 tấn rác tồn đọng

Cơ sở Như Ý sẽ đầu tư công nghệ lò đốt từ vải vụn để tận dụng và hạn chế chôn lấp lượng lớn vải vụn trên địa bàn

Tiến hành lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng

Hoạt động sản xuất hơn 15 năm nay tại Cụm CN Thủy Phương (Hương Thủy), một số cơ sở sản xuất giấy thô các loại dùng để bao bọc, lót giày, làm vàng mã… không ít lần bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu khắc phục song đến nay, ô nhiễm vẫn tái diễn.

Mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã ký văn bản yêu cầu cơ quan chức năng, cụ thể là Sở TN&MT tăng cường công tác giám sát đặc biệt về việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường, việc khắc phục đối với các cơ sở gây ô nhiễm.

Đoàn kiểm tra của Sở TN&MT đã tiến hành lấy mẫu phân tích để đánh giá hiện trạng môi trường tại 2 cơ sở thu mua và sản xuất giấy là Công ty TNHH Sản xuất các loại giấy Như Ý (cơ sở Như Ý) và Công ty TNHH MTV sản xuất giấy Huy Tiến (cơ sở Huy Tiến).

Kết quả phân tích mẫu về khí thải tại 2 ống khói lò hơi 6 tấn/giờ và 2 tấn/giờ của cơ sở Như Ý cho thấy, hầu hết các thông số đều đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Riêng 2 thông số cacbon oxit (CO) và bụi tổng của mẫu lấy tại ống khói lò hơi 2 tấn/giờ vượt lần lượt 1,3 lần và 1,32 lần so với quy chuẩn.

Các thông số về mẫu đất được lấy tại cơ sở Như Ý như: Asen (As) và tổng Crom (Cr) đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất (đối với đất công nghiệp). Riêng các thông số: Cadimi (Cd) vượt 7,69 lần, Chì (Pb) vượt 1,62 lần, Đồng (Cu) vượt 1,73 lần, Kẽm (Zn) vượt 3,78 lần so với quy chuẩn nêu trên. Các thông số về mẫu nước dưới đất đều đạt so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

Đối với cơ sở Huy Tiến, tuy mới tách từ cơ sở Như Ý và thành lập khoảng 1 năm nay, song qua kiểm tra lấy mẫu phân tích về khí thải tại ống khói lò hơi 12 tấn/giờ được cho là mới đầu tư vẫn có thông số CO vượt 1,78 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B.

Theo ông Nguyễn Trọng Huy, Giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất giấy Huy Tiến, cơ sở chỉ thu mua nguyên liệu là giấy trắng, giấy két và sản xuất ra giấy thô sơ nên không cần thiết phải dùng hóa chất tẩy rửa. Tuy nhiên, kết quả phân tích mẫu nước thải được lấy tại điểm chảy tràn của hệ thống xử lý nước thải của cơ sở, ngoài 2 thông số pH và độ màu đạt, thì các thông số: tổng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 16,11 lần, nhu cầu oxy hóa học (COD) vượt 20 lần, nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) vượt 38,7 lần so với giới hạn giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. Thông số Coliform trong mẫu nước mặt tại khe nước bên cạnh hệ thống xử lý khí thải của cơ sở cũng vượt 14,67 lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1.

Động thái khắc phục

Theo quan điểm của Sở TN&MT, đơn vị sẽ tiếp tục quan trắc giám sát theo chế độ giám sát đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất, tái chế giấy, nhựa ở Cụm CN Thủy Phương. Đồng thời yêu cầu trong vòng 1 tháng kể từ ngày ra thông báo (6/2), nếu các cơ sở này không khắc phục, sở sẽ tạm dừng hoạt động sản xuất trong thời gian từ 1-3 tháng để khắc phục. Sau thời gian tạm dừng, nếu các cơ sở không khắc phục được thì phải có phương án thay đổi công nghệ hoặc di dời cơ sở.

Ông Nguyễn Trọng Nghiêm, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất các loại giấy Như Ý cho hay, ngay sau tết cổ truyền, đơn vị đã cho máy múc san ủi, mở rộng mặt bằng để thay thế lò 2 tấn đã lâu năm bằng công nghệ lò đốt 6- 8 tấn/giờ từ vải vụn theo đúng quy định, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Theo ông Nghiêm, riêng lượng vải vụn trên địa bàn tỉnh mỗi ngày thải ra khoảng 80 tấn. Nếu áp dụng công nghệ tái tạo năng lượng từ vải vụn để làm chất đốt thì không chỉ giảm lượng lớn rác thải chôn lấp mà còn giúp thay thế, tiết kiệm các nguồn nhiên liệu chất đốt khác như than đá, củi... Đơn vị cũng đang làm các thủ tục cần thiết để xin giấy phép lắp đặt, vận hành công nghệ này.

Hiện bình quân mỗi ngày, cơ sở Như Ý thu mua khoảng 30 tấn giấy và cơ sở Huy Tiến khoảng 6 tấn giấy để sản xuất ra sản phẩm giấy thô, giấy lau cho các quán ăn, giấy làm vàng mã… phục vụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Theo lý giải của các cơ sở, đặc thù đây là ngành nghề tái chế phế liệu, nên bản thân nguồn nguyên liệu nhập vào đã là chất thải. Để đảm bảo một số thông số liên quan đến đất, nước mặt đạt quy chuẩn là rất khó. Tuy nhiên, các cơ sở cũng cam kết thu dọn vệ sinh, giữ vệ sinh công nghiệp khu vực nhà xưởng trong quá trình sản xuất.

Vấn đề mà doanh nghiệp Như Ý đang gặp khó là thiếu diện tích đất để mở rộng quy mô, đầu tư thêm các hạng mục, hệ thống xử lý đảm bảo. Diện tích đất được Nhà nước cho doanh nghiệp này thuê 40 năm là 5.171m2, nhưng hiện chỉ còn hơn 3.000m2 do đã bị cấp chồng lấn cho đơn vị khác. Mong muốn của doanh nghiệp là được chuyển đổi vị trí hiện tại thành kho bãi tập kết nguyên liệu thu mua và xin được cấp đất gần khu xử lý rác thải Phú Sơn (hiện đang được kêu gọi đầu tư) với diện tích lớn hơn để làm nhà máy sản xuất.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Triển khai mô hình điểm nông dân phân loại thu gom vận chuyển rác thải

Ngày 29/1, tại xã Phú Diên (Phú Vang), Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị triển khai mô hình điểm “Hội Nông dân tham gia thu gom, phân loại và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn” năm 2024. Tham dự hội nghị có các ông: Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành TW Hội Nông dân Việt Nam; Phạm Văn Thiện – Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn - TW Hội Nông dân Việt Nam.

Triển khai mô hình điểm nông dân phân loại thu gom vận chuyển rác thải
Return to top