Thế giới Thế giới
Đức, Ba Lan và Pháp hồi sinh Tam giác Weimar
TTH.VN - Đức, Ba Lan và Pháp hôm 28/8 tuyên bố hồi sinh nhóm “Tam giác Weimar" (còn được gọi là "Bộ ba Weimar", "nhóm Weimar") được thành lập lần đầu tiên cách đây 25 năm, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Quyết định nhằm giúp đối phó với nhiều thách thức mà châu Âu đang phải đối mặt hiện nay, bao gồm cả việc Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
![]() |
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier (giữa) cùng người đồng cấp Ba Lan Witold Waszczykowski (bên trái) và người đồng cấp Pháp Jean-Marc Ayrault đi đến cuộc họp của Tam giác Weimar ở Weimar, Đức ngày 28/8. Ảnh: Reuters |
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, các nhà lãnh đạo của 3 nước sẽ có cuộc hội đàm chính thức trước cuối năm nay. Trong khi đó, người đồng cấp Pháp Jean-Marc Ayrault nói rằng, Pháp sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh của nhóm trong tháng 11. Được biết, các nhà lãnh đạo của Tam giác Weimar gặp nhau lần cuối với tư thành là các nước thành viên nhóm cách đây 5 năm.
Theo ông Steinmeier, nhóm 3 bên đã đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được sự hội nhập của châu Âu và bây giờ có thể giúp trả lời những câu hỏi nghiêm trọng của lục địa này, sau cuộc bỏ phiếu về việc rời khỏi EU của nước Anh.
"Quyết định rời khỏi EU của Anh là thách thức lớn nhất mà chúng ta đang đối mặt. Quyết định này phản ánh một sai lầm của EU và chúng ta phải tìm ra cách để sửa chữa sai lầm đó", Ngoại trưởng Ba Lan Witold Waszczykowski nói với các phóng viên.
Bên cạnh đó, ông Steinmeier cũng thừa nhận sự khác biệt giữa các Bộ trưởng về các vấn đề khác nhau như cuộc khủng hoảng người tị nạn, vấn đề không phải là tâm điểm trong cuộc họp ngày 28/8. Nhà ngoại giao hàng đầu Đức cho hay, 3 nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau thường xuyên hơn trong tương lai để làm việc về những vấn đề này, cũng như nhiều vấn đề khác.
"Chúng ta cần một EU có khả năng hơn và tốt hơn. Chúng ta phải thấy rằng, EU đang hoạt động vì công dân của mình, với những biện pháp, dự án cụ thể và hữu hình, có thể là trong lĩnh vực an ninh, xuất nhập cảnh hoặc tăng trưởng và việc làm", ông Steinmeier nhấn mạnh.
Trong một tuyên bố chung dài 5 trang, các Bộ trưởng thừa nhận không có câu trả lời đơn giản cho những vấn đề mà châu Âu đang phải đối mặt, nhưng cho biết họ đã lên kế hoạch để cho công dân của mình thấy rằng, EU có thể đạt được nhiều hơn với tư cách là một khối, so với những gì mà các nước thành viên có thể tự mình đạt được.
"Chúng tôi quyết tâm cùng nhau giải quyết các vấn đề, với sự tin tưởng lẫn nhau đã được làm mới, bởi chúng tôi tin rằng, hành động chung của tất cả các quốc gia thành viên là lựa chọn tốt nhất cho tương lai", các Bộ trưởng khẳng định trong tuyên bố chung.
3 nhà lãnh đạo cũng cho biết, họ có kế hoạch gặp nhau trong các nhóm lớn hơn với các nước khác, chẳng hạn như với Nhóm Visegrad, hiện đang được Ba Lan dẫn đầu và bao gồm Cộng hòa Séc, Hungary và Slovakia.
Các Bộ trưởng cũng ủng hộ những bước đi quan trọng để tích hợp tốt hơn cấu trúc an ninh của các quốc gia thành viên, đồng thời kêu gọi Hội đồng châu Âu tổ chức các cuộc họp "Hội đồng an ninh châu Âu" hàng năm, tập trung vào những câu hỏi bảo mật trong và ngoài nước.
EU cũng cần một cấu trúc tốt hơn để lập kế hoạch và thực hiện 11 nhiệm vụ về dân thường và 6 nhiệm vụ về quân sự hiện nay đang thực hiện trên 3 châu lục, bởi theo các Bộ trưởng, động thái như vậy sẽ giúp tăng cường sức mạnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Một phần quan trọng trong nỗ lực đó đang khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ và cạnh tranh ở châu Âu.
Ngoài ra, các Bộ trưởng nhận định, vấn đề kinh tế cũng là một mối quan tâm chính. Họ kêu gọi các nước nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy sự đổi mới và làm cho châu Âu hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Điều này có nghĩa là đẩy nhanh các công việc cần làm để hài hòa thuế và cấu trúc xã hội, điều đó cũng sẽ làm cho EU cạnh tranh hơn trên trường quốc tế, 3 nhà lãnh đạo khẳng định.
Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Desinews)
- APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững (20/05)
- Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu (20/05)
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (20/05)
- Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần (20/05)
- Triều Tiên tăng cường sản xuất thuốc, vật tư y tế chống sốt trên diện rộng (19/05)
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN (19/05)
- Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1/6 số ca tử vong trên toàn cầu (19/05)
- Tiêm phòng COVID-19 cho trẻ: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền và triển khai đồng bộ tại Singapore (19/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'