Đức chi 10 tỷ euro để tiếp nhận người di cư
TTH.VN - Tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung ngày 5/9 cho hay, tổng chi phí mà nước này sử dụng để giải quyết con số kỷ lục người di cư có khả năng lên đến 10 tỷ euro (tương đương 11 tỷ USD), gấp bốn lần so với mức chi của Berlin cho người di cư vào năm ngoái.
Trước khi Berlin nâng ước tính về tổng số lượng người di cư dự kiến nộp đơn yêu cầu nhập cư, Đức đã dành ra ngân sách 5,6 tỷ euro để tiếp nhận 450.000 người. Tuy nhiên, với sức gia tăng khổng lồ của người di cư trên lãnh thổ Đức hiện nay, con số 10 tỷ euro được cho là "phù hợp" với các dự toán chi phí ở tất cả các cấp hành chính liên bang, khu vực và địa phương, tờ báo này nói thêm.
Biểu ngữ “chào đón người di cư” được nhìn thấy ở Đức - Ảnh: DPA
Berlin ước tính sẽ chi cho chính quyền địa phương từ 12.000 đến 13.000 euro để chăm sóc cho mỗi người di cư, bao gồm chỗ ở tạm thời, thức ăn, chăm sóc y tế và 143 euro tiền chi tiêu mỗi tháng, trong lúc yêu cầu nhập cư của người di cư đang được xử lý; và 500 triệu euro để trả cho các vị trí giảng dạy, cũng như một số tiền không xác định để thuê khoảng 2.000 nhân viên đến làm việc tại các văn phòng liên bang chịu trách nhiệm về người nhập cư và người di cư, và lực lượng tiếp viện cho cảnh sát.
Chính phủ của bà Merkel dự kiến có cuộc họp vào tối nay (6/9) để thảo luận về kế hoạch phân bổ ngân sách cụ thể giữa các cơ quan nhà nước và địa phương, phải được giải quyết trước ngày 24/9.
Bất chấp những thách thức tài chính trong bối cảnh 800.000 người di cư tràn vào nền kinh tế lớn nhất châu Âu năm nay, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, bà muốn cân bằng ngân sách, “đây là một nhiệm vụ khó khăn mà chúng tôi phải đối mặt, chúng tôi không hài lòng khi nói cân bằng ngân sách và vấn đề nợ là không còn quan trọng”.
Chỉ trong hôm qua (5/9), Đức đã tiếp nhận khoảng 7.000 người di cư từ biên giới với Áo.
Thanh Ngân (lược dịch từ Businessinsider & Straitstimes)
- Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng (09/02)
- Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7 (09/02)
- Tiền gửi tiết kiệm của dân Trung Quốc bằng GDP 8 nước ASEAN (09/02)
- Ấn Độ cân nhắc gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ (09/02)
- WHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấp (09/02)
- Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022 (08/02)
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục (08/02)
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên (08/02)
-
Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng
- Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
- Tiền gửi tiết kiệm của dân Trung Quốc bằng GDP 8 nước ASEAN
- Ấn Độ cân nhắc gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
- WHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấp
- Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp
-
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
- Vụ lật tàu đánh cá tại Hàn Quốc: Có 2 công dân Việt Nam mất tích
- Các địa phương Việt Nam tăng hợp tác với thành phố Saintes của Pháp
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- WHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợ
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp