Thế giới Thế giới
Đức lo ngại hậu quả của việc rút quân sớm khỏi Afghanistan
Lãnh đạo đảng Liên minh CDU cho biết, việc rút các binh sỹ nước ngoài đặc biệt nghiêm trọng với phụ nữ Afghanistan do khả năng Taliban đưa đất nước này trở lại ách cai trị Hồi giáo hà khắc là rất cao.
Binh sỹ Mỹ tại căn cứ quân sự ở Lashkar Gah, tỉnh Helmand, Afghanistan, ngày 29/4/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc rút các lực lượng thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khỏi Afghanistan có thể đẩy đất nước này quay trở lại ách cai trị Hồi giáo hà khắc của lực lượng Taliban.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã đưa ra cảnh báo trên ngày 14/9.
Bà Kramp-Karrenbauer, lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel và cũng được xem là người kế nhiệm tiềm năng nhất của nữ lãnh đạo Đức, cho biết việc rút các binh sỹ nước ngoài sẽ đặc biệt nghiêm trọng với phụ nữ Afghanistan.
Phát biểu tại phiên họp các thành viên nữ của CDU, bà nêu rõ: "Tôi lo lắng rằng nếu chúng ta rũ bỏ trách nhiệm của mình (ở Afghanistan), chúng ta sẽ đối mặt với những hình ảnh kinh hoàng về những phụ nữ bị ném đá, bị treo cổ và những cô bé không thể tới trường và tảo hôn."
Đức hiện có khoảng 1.300 binh sỹ tại Afghanistan. Dự kiến thời hạn phục vụ của họ tại quốc gia Tây Nam Á này được quốc hội phê chuẩn sẽ kết thúc vào tháng 3/2020.
Ngoài ra, quốc gia phương Tây này cũng là thành viên trong liên minh quân sự quốc tế do Mỹ đứng đầu, có sứ mệnh hỗ trợ các lực lượng an ninh Iraq trong cuộc chiến chống các tay súng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) cực đoan.
Liên minh quân sự này đã tiến hành hàng nghìn cuộc không kích nhằm vào các vị trí của IS tại Iraq và Syria, đồng thời cung cấp các thiết bị quân sự và huấn luyện cho các lực lượng Iraq.
Theo Vietnam+
- WHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấp (09/02)
- Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022 (08/02)
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục (08/02)
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên (08/02)
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người (08/02)
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp (08/02)
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế (07/02)
- WHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợ (07/02)
-
WHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấp
- Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp
- IATA: Năm 2022, lưu lượng hàng không toàn cầu đã phục hồi hơn 2/3
- Timor Leste tiến thêm một bước trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
-
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
- Vụ lật tàu đánh cá tại Hàn Quốc: Có 2 công dân Việt Nam mất tích
- Các địa phương Việt Nam tăng hợp tác với thành phố Saintes của Pháp
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam