Thế giới Thế giới
Đức tuyển 8.500 giáo viên dạy trẻ em tị nạn
TTH.VN - Nhật báo Die Welt số ra ngày 27/12 đưa tin, CHLB Đức vừa tuyển chọn 8.500 giáo viên để dạy cho những trẻ em tị nạn tại quốc gia này, trong bối cảnh đất nước dự kiến số lượng người tị nạn mới đến tiếp tục tăng mạnh đến hết năm 2015.
Trẻ em tị nạn tại Trung tâm chăm sóc Georg Kriedte Haus ở thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: AFP
Theo kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện tại 16 tiểu bang trên toàn nước Đức, hiện có khoảng 196.000 trẻ em chạy trốn khỏi chiến tranh và nghèo đói tham gia vào hệ thống trường học ở Đức năm nay. Trong đó, 8.264 lớp học đặc biệt được mở ra để giúp trẻ em mới đến bắt kịp những người đồng trang lứa.
Đức dự kiến tiếp nhận hơn 1 triệu người tị nạn trong năm nay, nhiều hơn gấp 5 lần so với năm 2014. Thực tế này đang đặt ra sự căng thẳng về khả năng cung cấp các dịch vụ xã hội cho tất cả những người mới đến.
“Khoảng 8.500 giáo viên bổ sung được tuyển chọn trên toàn quốc. Trường học và bộ máy giáo dục Đức chưa bao giờ phải đối mặt với một thách thức lớn như vậy. Chúng ta phải chấp nhận rằng, tình hình đặc biệt này sẽ trở thành mục tiêu mà ngành giáo dục cần nhắm tới trong khoảng thời gian dài tiếp theo”, ông Brunhild Kurth, người đứng đầu Cơ quan Giáo dục Đức nói với tờ Die Welt.
Trong một phát biểu liên quan, người đứng đầu Công đoàn giáo viên Đức (DPhV) Heinz-Peter Meidinger khẳng định, Berlin thực sự cần đến 20.000 giáo viên bổ sung để phục vụ cho những làn sóng tị nạn mới. “Chậm nhất là vào mùa hè tới, chúng ta sẽ cảm thấy lỗ hổng đó”, ông Heinz-Peter Meidinger nhấn mạnh.
Theo cơ quan giáo dục Đức, ít nhất 325.000 trẻ em tị nạn đang ở tuổi đi học nhập cảnh vào các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) năm nay, trong bối cảnh châu lục này đang phải vật lộn để ứng phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Hàng trăm ngàn người tị nạn chạy trốn khỏi các nước bị xung đột tàn phá ở Trung Đông và Bắc Phi để tìm kiếm sự an toàn và nơi ở mới tại châu Âu. Nhiều người trong số họ cố gắng đến các quốc gia giàu có ở EU, nhất là Đức bởi những lợi ích xã hội như giáo dục miễn phí và dịch vụ y tế chất lượng tốt.
- Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫu (18/04)
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore (18/04)
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu (18/04)
- Toàn cảnh tang lễ đặc biệt của Hoàng thân Philip (18/04)
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày (18/04)
- Sông Mekong trước những bất thường (17/04)
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019 (17/04)
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ (17/04)
-
Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”