ClockChủ Nhật, 01/07/2018 13:21

58%

TTH - Đó là mục tiêu cụ thể về nguồn nhân lực tăng thêm tính từ năm 2017 đến năm 2020 – theo Kế hoạch (KH) 87 về Phát triển nguồn nhân lực du lịch được UBND tỉnh ban hành vào đầu tháng 5 vừa qua.

Nhân lực du lịch: Thêm giải pháp để giữ chân lao độngThành công từ liên kết và hợp tác Giải phóng mặt bằng, liên kết đào tạo để có nguồn nhân lực phục vụ du lịchPhát triển nguồn nhân lực du lịch đạt chuẩnÁp dụng Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS 2013 vào đào tạo

Khách Tây ưa chuộng dịch vụ homestay. Ảnh: Tâm Huệ

Cũng theo KH 87 này, nguồn nhân lực ở lĩnh vực này trên địa bàn đã được xác định rất cụ thể là đến 2020, số tăng thêm sẽ vào khoảng 36.000, đưa tổng số lao động ở lĩnh vực lên khoảng 98.450 người. Trong đó, lao động trực tiếp vào khoảng 29.450 người. Phần còn lại chiếm số lượng lớn, vào khoảng 69.000 người là lao động gián tiếp. Càng tiệm cận với ngành, nghề, nhân lực lao động càng được xác định ở những chỉ số cụ thể hơn. Chẳng hạn, lao động trong lĩnh vực lưu trú và bổ trợ sẽ từ 13.500 lên 21.500; lao động trong lĩnh vực lữ hành từ 950 lên 1.350; lao động trong lĩnh vực nhà hàng đạt chuẩn, nhà hàng du lịch sẽ tăng thêm 700 trong tổng số 1.700. Ngoài ra là lực lượng lao động trong lĩnh vực vận chuyển du lịch và trong các hoạt động du lịch khác như tâm linh, sinh thái, homestay...

Những con số này đã cho thấy quan điểm chiến lược của tỉnh trong phát triển du lịch – nhìn từ khía cạnh nguồn nhân lực cho tương lai và chuẩn bị cho tương lai. Hẳn nhiên đi kèm là những nhóm giải pháp cụ thể về đào tạo, về mức thu nhập/mức sống của người lao động, về thị trường lao động và môi trường lao động... để xây dựng một nguồn nhân lực có chất lượng.

Trải nghiệm cách nấu món Việt. Ảnh: Tâm Huệ

Việc đạt được mức tăng trưởng 58% như mục tiêu cụ thể của KH 87 - theo góc nhìn của chúng tôi – sẽ thật sự góp phần quan trọng trong việc tạo ra động lực và tăng trưởng của một ngành kinh tế mang tính đặc thù. Nếu nhìn từ một phương diện khác, điều này cũng giống như một yếu tố nền với mong muốn tạo ra một sự thay đổi về chất. Lâu nay, chúng ta vẫn thường nghe phàn nàn về chất lượng dịch vụ từ khách đến Huế du lịch. Đương nhiên không phải là tất cả nhưng chất lượng nguồn nhân lực cũng là thành tố cấu thành chất lượng dịch vụ. Chính vì thế, bên cạnh việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, làm thế nào để thay đổi chất lượng nguồn nhân lực là điều cần phải tính đến để tạo sự phát triển vững chắc.

Việc có đạt được con số 58% như kỳ vọng hay không chắc chắn cần vào sự nỗ lực lớn của tất cả những thành tố liên quan, bao gồm hệ thống chính trị, các doanh nghiệp/cơ sở lữ hành và lưu trú, tâm thế của người dân sở tại... Điều mà chúng tôi tâm đắc nhất là khi KH 87 đã đề cập đến việc cải thiện điều kiện làm việc, tiền lương gắn với việc tạo điều kiện giữ chân và đặt ra việc thu hút nguồn lao động có chất lượng và kinh nghiệm. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đạt được bao nhiêu % ở con số này khi thời gian chạm ngưỡng năm 2020 chỉ còn một năm rưỡi nữa? Ngay cả khi đạt đến thời điểm 2 năm kể từ ngày KH được ban hành (4/5/2018), việc thực hiện cho được tỷ lệ này cũng không phải là điều đơn giản.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch được tỉnh quan tâm (Trong ảnh: Tham quan Huế bằng xích lô được khách lựa chọn). Ảnh: Tâm Huệ

Có thể, 36.000 nhân lực tăng thêm trong thời gian được xác định chỉ là một con số cơ học, được tính đủ trên nhiều lĩnh vực hoạt động. Điểm mấu chốt được xác định là ở 11.000 lao động tăng thêm trong các hoạt động trực tiếp của du lịch – dịch vụ. Ngoại trừ nguồn nhân lực trong vận chuyển du lịch và hoạt động du lịch tâm linh, sinh thái và homestay, nguồn nhân lực trong các lĩnh vực còn lại đều cần đến kỹ năng, tính chuyên nghiệp và phải được đào tạo đủ chuẩn, cập nhật thêm kiến thức hàng năm. Trong khi đó, nguồn nhân lực du lịch đào tạo tại chỗ ở các hệ trung cấp, cao đẳng, đại học mỗi năm vào khoảng 2.000 người, nhưng không phải tất thảy đều tìm được việc làm ở Huế. Ngay sinh viên của Trường cao đẳng nghề Du lịch cũng chỉ có 10% trong tổng số 100% tốt nghiệp hàng năm ở lại tìm việc ở quê nhà.

Mặt khác, có lẽ chúng ta cũng cần phải có cái nhìn thấu đáo hơn về những hạn chế mà nhân lực lao động ở Huế đang vấp phải và làm mất điểm nhiều nhất khi tương tác với du khách ở kỹ năng ngoại ngữ, cung cách phục vụ...

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024
Return to top