ClockThứ Năm, 31/01/2013 10:37

Bánh cộ đâu chỉ ngày xưa

TTH - Cũng lạ, tôi biết và được thưởng thức bánh cộ hình như cùng lúc với các loại bánh bich quy hay kẹo gừng, kẹo dẻo. Chẳng có chi lạ, tuổi thơ ở quê, sống cùng ông bà quanh năm chạp cúng liên miên. Mỗi lần như thế, không có dịp đi cùng, tôi thường được ngoại lấy phần cho vài cái cộ, gọi là an ủi, thưởng công đã chịu khó ở nhà, chăm đuổi mấy con gà bươi xới lung tung ngoài cái độn rơm. Lại nữa là chuyện mẹ tôi ngày trước thường cúng Rằm hay Mồng Một bằng một dĩa cộ, khác với vợ tôi nay cứ nhăm nhăm chọn mấy thứ trái cây. Gọi là “trước cúng, sau cấp”, việc chọn thứ đồ cúng cũng bắt đầu từ sở thích ăn uống của gia chủ.

Bánh cộ cũng là một thứ bánh in, được làm từ các loại bột và hầu như nơi nào trên đất nước này cũng có. Khác chăng Huế là nơi xuất phát và đây là loại bánh dùng để cúng. “Cộ” là kiểu giọng Huế đọc từ “cỗ”. Nội ngay cái tên gọi cũng đã rặt Huế. Nghe kể, xưa ở cung đình, hằng năm cứ đến các vụ mùa là quý bà “nội trợ” trong các vương phủ lại ngồi lựa nếp ròn, đậu xanh vàng lòng…thật đẹp từ các vùng miền tiến cúng đem cất kín vào nơi khô ráo để đợi đến đầu tháng Chạp bắt đầu đem ra làm cộ. Giấy gói bánh tự làm. Màu xanh lá cây từ các loại lá ớt, rau má. Màu nghệ lấy nghệ tươi, gọt vỏ, xay nhuyễn. Màu tím lấy lá cẩm cắt khúc ngắn, nấu với nước và rượu trắng. Màu đỏ tím lấy củ dền gọt vỏ, nấu nhừ. Màu hồng lấy trái gấc chín hòa ruợu trắng. Màu vàng mơ lấy đậu xanh khô, đãi vỏ rồi giã nhuyễn hòa với chút nước sôi, màu cà rốt từ củ cà rốt xay nhuyễn với nước… Năm màu tượng trưng cho ngũ hành trong trời đất và bánh cộ do thế mang một cái tên rất cung đình là bánh ngũ sắc.

Bánh in được bày bán nhiều nơi trong dịp giáp Tết. Ảnh: Hằng Nga

Người đời cũng có cách lý giải rất tường minh, rằng bánh ngũ sắc khi nhà Nguyễn cáo chung vào năm 1945 mới xuất hiện trong dân gian và do các cung nữ được tự do về với gia đình. Không có dịp tìm hiểu, nhưng cách nay trên 40 năm tôi đã rõ cái nghề làm bánh cộ này. Tôi có người bà con ở phố, cả nhà vợ chồng, con cái đều mưu sinh bằng nghề này và có hẳn một quầy hàng bánh cộ cỡ̉ lớn nơi chợ Tây Lộc. Những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, có thời điểm cả nhà tạm bỏ về quê ở ngay cạnh nhà tôi và không quên đem luôn cái nghề bánh cộ xuống xóm. Tôi lân la giúp mấy o, mấy chú xếp bánh, in bánh, gói bánh và được thưởng bằng mấy chiếc bánh bị hỏng. Từ rây bột, trộn đường, nhồi bột, in bánh, sấy bánh đến gói cộ tôi nghĩ là cả sự dụng công lớn, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế đặc biệt. Tôi không rành, nhưng đại loại thế này, làm bánh đậu xanh phải sấy khô 12 tiếng bằng than mới giòn hay bánh bột nếp phải in nhẹ tay nếu không sẽ cứng không ấn tượng.

Mô tê chuyện làm thì lơ mơ nhưng tôi lại rành các khoản thưởng thức bánh cộ. Đã mấy chục năm rồi, giờ đường máu, đường huyết lên cao không còn thích lắm mấy thứ đồ ngọt, nhưng tôi vẫn không quên vị ngọt thanh, vừa bỏ vào miệng đã tan biến ngay của bánh cộ huỳnh tinh và đậu xanh hay vị thơm bùi, cưng cứng của loại bánh cộ bột nếp. Xưa còn nhỏ cũng tập tành bắt chước ngoại ăn miếng bánh nhấp một ngụm trà, vừa để nuốt trôi bánh, tận thưởng hương vị ngọt ngào, cũng vừa ra dáng vẻ ta - đây. Mỗi loại bánh cộ có một màu tương thích. Dù không còn phải khổ công tạo nên giấy màu như xưa khi đã nhiều loại giấy gói bánh được làm bằng công nghệ hiện đại nhưng nguyên tắc “ngũ sắc” vẫn được tuân thủ. Này nhé, bánh cộ huỳnh tinh gói giấy trắng trong, bánh đậu xanh in gói màu vàng hay xanh lá, bánh bột nếp là các màu tím, đỏ… không lẫ̉n đâu được.

Trong thời buổi các loại bánh kẹo ngày càng phong phú có làm nhạt nhòa đi ít nhiều nhưng bánh cộ Huế vẫn không mất đi bởi hương vị, tính năng và cũng bởi sự thích ứng nhẹ nhàng của nó. Đó là tôi muốn nói đến mẫu mã bánh cộ đã có những thay đổi quan trọng nhưng không phai nhạt bản sắc. Chẳng hạn, để thuận tiện và bắt mắt khi trang trí bàn thờ, người ta đã làm thành cỗ bánh cộ có hình tự tháp gồm hàng trăm chiếc bánh nhỏ được sắp xếp tương tự mâm ngũ quả trông rất gọn gàng. Để rồi mỗi khi bất chợt bắt gặp, tôi lại nghĩ đến bàn thờ ngày Tết của gia đình xứ Huế. Sẽ có gì đó thật thiếu vắng, sắc màu và sự ấm cúng của mùa Xuân không thật trọn vẹn nếu vắng bóng hương vị và ngũ sắc màu của dĩa bánh cộ đặt trên bàn thờ tổ tiên cạnh nãi chuối, chiếc lư đồng, cặp nến… Nó là của ngày xưa và cũng là của Huế hôm nay.

Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bùng nổ vị giác” với bánh canh cá lóc

Từ bé, tôi đã ngưỡng mộ kỹ thuật xắt bột điêu nghệ của các o, các dì hàng bánh canh cá lóc. Họ cán dẹt bột bằng một tấm trụ tròn, sau đó dùng dao xắt trực tiếp vào nồi nước dùng đang nghi ngút khói, từng sợi bánh canh bay như thoi đưa, rất khéo léo và chính xác. Bột chín rồi thì được vớt ra tô, rưới nước dùng lên và cho thêm trứng cút, cá lóc và hành lá. Nồi thịt cá lóc đã được ráy sẵn đỏ au là điểm nhấn bắt mắt của hàng bánh canh.

“Bùng nổ vị giác” với bánh canh cá lóc
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế
Bánh cuốn tôm chua, mỹ vị cung đình dần rơi vào quên lãng

Huế vốn được coi là kinh đô ẩm thực, là cái nôi sản sinh ra những món ăn đậm chất kỳ công, tinh tế mà hài hòa của ẩm thực cung đình. Cùng với đó là sự đa dạng, thẩm mỹ cũng như cầu kỳ của ẩm thực dân gian. Và bánh cuốn tôm chua chính là sự giao thoa kết hợp hoàn hảo giữa hai nền ẩm thực đó.

Bánh cuốn tôm chua, mỹ vị cung đình dần rơi vào quên lãng
Vang danh ẩm thực Huế

Sau khi Huế lọt top những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023 - Best Food Cities in the World, đến lượt cơm hến và mè xửng được xác lập kỷ lục châu Á năm 2023 - 2024. Trên bước đường xây dựng Huế - Kinh đô ẩm thực, ẩm thực Huế đang tiếp tục vang tiếng gần xa.

Vang danh ẩm thực Huế
Nét Huế nơi phố ẩm thực Đông Ba về đêm

Là trung tâm thương mại lớn của thành phố Huế, chợ Đông Ba không chỉ thu hút khách trao đổi mua bán nhộn nhịp vào ban ngày, mà ở đây ngay trước tiền sảnh của chợ, bên con đường Trần Hưng Đạo nổi tiếng có một phố ẩm thực thu nhỏ vào ban đêm.

Nét Huế nơi phố ẩm thực Đông Ba về đêm
Return to top